Ghế phụt máy bay: Những câu chuyện kì diệu ít biết

08/08/2016 15:36:00

Tờ Wearethemighty của Mỹ vừa cập nhật những thông tin liên quan đến ghế phụt máy bay.

Tờ Wearethemighty của Mỹ vừa cập nhật những thông tin liên quan đến ghế phụt máy bay.

1. Phụt ghế máy bay bay siêu thanh nhưng vô sự

Lịch sử không quân Mỹ đã từng chứng kiến không ít vụ sự cố máy bay bị rơi xuống biển. Không chỉ xảy ra đối với máy bay hoạt động trên tàu sân bay mà còn gặp cả đối với máy bay chiến đấu, ném bom của Không quân Mỹ (UAF).

Một trong những trường hợp may mắn thoát chết là Brian Udell, phi công trên một chiến đấu cơ vậnn hành ở tốc độ siêu thanh, 768 dặm giờ (tương đương 1.236 km/h).

Đêm 18/4/1995, đại úy Brian Udell cùng phi đội 4 chiếc tiêm kích F-15E thuộc UAF cất cánh để tham gia cuộc diễn tập trên Đại Tây Dương.

Trong khi đang thực hiện một cú rẽ ngoặt bất ngờ, máy bay nghiêng 60 độ, mũi máy bay hướng xuống 10 độ, lúc đó vận tốc trên 1.200km/h và ở độ cao 7.300m, Udell bất ngờ nghe thấy tiếng gió rít.

Linh tính, cả Brian Udell lẫn đại úy Dennis White, phụ trách hệ thống vũ khí đã nhận định đây là sự cố nguy hiểm, máy bay đang lao thẳng xuống với vận tốc trên 1.100km/h.

Ghe phut may bay: Nhung cau chuyen ki dieu it biet
Brian Udell và tiêm kích F-15E

Theo Brian Udell, sự cố bất ngờ xuất hiện khi máy bay ở độ cao tối thiểu để phóng ra an toàn, còn vận tốc vẫn ở mức 1.100km/h. Brian Udell ra lệnh cho cả hai phóng ghế thoát hiểm. Do tốc độ quá nhanh, khi White phóng ra, độ cao chỉ còn 1.500m còn Udell phóng ra chậm hơn, độ cao chỉ còn hơn 900m, tốc độ cực lớn 1.500km/h, nhanh hơn vận tốc âm thanh.

Do phụt ra với tốc độ âm thanh nên mũ bảo hiểm, mặt nạ oxy của Brian Udell bị xé toạc, thổi tung, phụ tùng cứu hộ cũng mất gần hết. Brian Udell bị trật khớp vai, 2 chân bị tổn thương nhưng do diễn ra quá nhanh nên không cảm thấy đau.

Ngoài áo phao, Udell còn có bè cứu sinh được tự động phóng ra, treo lơ lửng phía dưới nên khi chạm nước, Udell đã dùng hết sức bình sinh để leo lên bè và thổi phồng phao mặc dù lúc này mặt Brian Udell bị biến dạng.

Nhờ đồng đội, ba chiếc F-15E đã liên lạc nên cứu hộ ven biển đã có mặt kịp thời, Brian Udell đã được cứu sống, còn Dennis White đã thiệt mạng ngay sau khi ghế phóng phụt ra do tốc độ quá lớn.

Ghe phut may bay: Nhung cau chuyen ki dieu it biet
Brian Udell giải ngũ sang lái máy bay dân dụng

Sau nhiều lần phẫu thuật, hai tháng sau tai nạn Brian Udell đã phục hồi và quay lại đường bay tháng 2/1996, tức 10 tháng sau tai nạn, năm 1999, Udell đã giải ngũ và chuyển ngành sang lái máy bay dân dụng.

2. Những con số biết nói về ghế phóng máy bay

Phải nói ngay rằng, một chiếc tiêm kích giá hàng triệu đôla là một tài sản không hề nhỏ, nhưng tính mạng của phi công còn quan trọng hơn nhiều. Vì vậy, mọi thiết kế đều hướng tới sự an toàn cho người lái trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt.

Công nghệ tạo ra một chiếc ghế có khả năng tự phóng để bảo vệ cho phi công chứa đựng nhiều gải thiết lẫn sự thật.

Sau hơn một thế kỷ ứng dụng, cải tiến, chiếc ghế có thể phụt tự động ngay cả khi máy bay đang hoạt động ở chế độ siêu thanh, siêu độ cao và môi trường thiếu oxy trầm trọng.

Khi chốt phóng mở, không khí phụt ra, và trong một phần mười giây, phi công vọt ra ngoài an toàn. Công nghệ ghế phụt của phi công hiện đang cải tiến liên tục và đạt tới mức độ mong muốn. Sự thành công của ghế phóng tăng tới 50% kể từ thập niên 40 ở thế kỷ trước, và đến nay nhờ công nghệ này, đã cứu được trên 7.000 tính mạng con người.

Ghe phut may bay: Nhung cau chuyen ki dieu it biet
Ảnh minh hoạ

Trường hợp ghế phóng thành công đầu tiên diễn ra năm 1910 nhờ một sợi dây đàn hồi. Năm 1916, con người phát minh ra dù, và cũng là năm ghế phóng chạy bằng khí nén có mặt, đánh dấu mốcquan trọng trong ngành hàng không thế giới.

Ghe phut may bay: Nhung cau chuyen ki dieu it biet
Ghế phóng máy bay chạy bằng khí nén tiền thân của ghế phóng tự động ngày nay

Trong Thế chiến II, Không quân Đức chính thức được trang bị ghế phóng cho máy bay chiến đấu vào năm 1942. Hai công ty chuyên sản xuất ô tô của Đức là Heinkel và SAAB đã nghiên cứu phát triển nhiều loại ghế phóng riêng. Nhờ các loại ghế này mà nhiều phi công Đức trong Thế chiến II đã được cứu mạng.

Ghe phut may bay: Nhung cau chuyen ki dieu it biet
Máy bay Focke-Wulf FW190 Würger đang thử nghiệm một loại ghế phóng mới

Một số loại máy bay siêu âm như F-111, đã sử dụng các loại ghế phóng hiện đại. B-58 Hustler đã được thử nghiệm dùng hệ thống phóng động vật. Đây là ghế phóng hình viên nang, nhiều loài động vật đã được thử nghiệm, đặc biệt là gấu. Trong quá trình thử nghiệm phần lớn động đã chết nhưng não chúng vẫn được bảo vệ khá tốt.

Ghé phụt máy bay: Nhũng con só ít biét
Gấu được dùng thử nghiệm cho ghế phóng máy bay siêu âm F-111

Ghế phóng zero-zero đầu tiên được thiết kế năm 1961 để giúp các phi công luyện tập khi máy bay phản lực đang đỗ. Do dù cần thời gian để mở, ngên ghế phóng zero-zero (zero độ cao, zero tốc độ bay) đã được dùng giống như một loại pháo để phụt phi công ra khi đang lùng nhùng trong đám dù.

Rất hữu ích cho phi công trong quá trình thao tác thoát hiểm. Công nghệ dùng ghế phóng zero-zero sử dụng tên lửa nhỏ để đẩy ghế lên, tiếp theo một vụ nổ nhỏ để mở dù, giáp giảm thời gian mở dù để cứu phi công.

Ghé phụt máy bay: Nhũng con só ít biét
Ghế phóng của phi công Hoàng gia Anh trên chiến đâu cơ Harrier tại căn cứ không quân Kandahar, Afghanistan

Lý do thất bại phổ biến là do phi công chờ đợi quá lâu . Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ sống sót khi phụt ra cao tới 92%, 8% còn lại là do phi công chờ ghế phụt quá lâu.

Ghé phụt máy bay: Nhũng con só ít biét
8% thất bại là do ghế phụt chậm

Ghế phụt của máy bay ném bom B-1 thoát ra ở góc khác nhau nhằm tránh va chạm. Máy bay ném B-1B Lancer có phi hành đoàn gồm bốn người, được thiết kế dùng các ghế ngồi phóng ra, được đặt ở góc độ, khoảng cách khác nhau để tránh va chạm khi phóng không. Ví dụ, dòng máy bay B-1A sử dụng ghế phóng viên nang nhỏ gọn để khi phụt nhanh hơn và theo 4 hướng khác nhau.

Ghé phụt máy bay: Nhũng con só ít biét
Máy bay B-1B Lancer

Tùy thuộc vào độ cao và tốc độ bay, ghế phụt có thể đạt gia tốc 12 đến 20 Gs. Đây là lực đẩy vọt lên làm phi công đã bắn ra với tốc độ trên 800 dặm/giờ, tức 1.287,5 km/h (tốc độ của âm thanh là 767,2 dặm giờ, tương đương 1.234,6 km/h) và ở độ cao 57.000 feet (17,4 km).

Ghé phụt máy bay: Nhũng con só ít biét
Tốc độ phụt của ghế khoảng 800 dặm/giờ

Khoảng cách phụt của máy bay hai chỗ F-14 Tomcat vào khoảng nửa giây. Đối với máy máy hai chỗ F-14 Tomcat, phi công RIO (phi công theo dõi rađa) ngồi đầu, sau đó đến phi công phụ (Goose then Maverick). Một khi sự cố xảy ra khoảng cách kích hoạt, phụt ghế của 2 phi công này cách nhau vào khoảng nửa giây để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Ghé phụt máy bay: Nhũng con só ít biét
Phụt ghế của phi công F-14 Tomcat cách nhau chừng nửa giây

Theo Trịnh Hải Yến (Đất Việt)