Nhiều năm trước khi xảy ra vụ tai nạn Germanwings A320, Ủy ban châu Âu đã quở trách Đức về an toàn hàng không và ghi tên nước này vào “sổ đen”.
Nhiều năm trước khi xảy ra vụ tai nạn Germanwings A320 trên chuyến bay 9525 do phi công tự sát, các quan chức Liên minh châu Âu đã bày tỏ lo ngại về tình trạng giám sát lỏng lẻo các hãng hàng không của Đức và đến tháng 11/2014, họ đã chính thức yêu cầu Berlin để khắc phục vấn đề tồn tại từ lâu này.
|
Từ lâu, Liên minh châu Âu đã bày tỏ lo ngại về tình trạng giám sát lỏng lẻo các hãng hàng không của Đức. Trong ảnh: Máy bay A320 của hãng hàng không Germanwings.
|
Các quan chức EU cho biết Cơ quan an toàn hàng không của Đức bị thiếu hụt nhân sự kinh niên và điều này có thể làm suy yếu việc kiểm tra các hãng hàng không và phi hành đoàn, trong đó có kiểm tra y tế. Hồi cuối tháng 3/2015, cơ phó Andreas Lubitz (27 tuổi và có tiền sử trầm cảm) bị cho là chủ ý lái máy bay Airbus A320 đâm vào núi Alps, giết chết bản thân và 149 người khác trên máy bay.
Một phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết Cơ quan hàng không Đức (LBA) đã có công văn phúc đáp quở trách nói trên và EC đang xem xét “các biện pháp khắc phục” của phía Đức.
Phát ngôn viên EC cho biết tất cả các nước trong Liên minh châu Âu gồm 28 quốc gia đã được nhắc nhở về một số vi phạm hàng không, nhưng không cho biết chi tiết.
Từ nhiều năm qua, Liên minh châu Âu đã đặc biệt lo ngại về ngành hàng không Đức, một trong những nền kinh tế giàu nhất châu Âu.
|
Cơ phó Andreas Lubitz (27 tuổi và có tiền sử trầm cảm) bị cho là chủ ý lái máy bay Airbus A320 đâm vào núi Alps. |
Theo một trong những nguồn thạo tin, những chỉ trích của Ủy ban châu Âu liên quan đến tình trạng thiếu hụt biên chế và nguồn nhân lực trong Cơ quan hàng không Đức (LBA), những sai sót trong việc truy cập hồ sơ y tế và dữ liệu cũng như việc giám sát các trung tâm y tế hữu quan. Hơn 10 phát hiện sai sót của EC liên quan đến vấn đề y tế.
Ít nhất 4 năm qua, EU đã liên tục nhắc nhở Cơ quan hàng không Đức (LBA) về tình trạng thiếu hụt nhân sự. Trong năm 2011, Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) đã cảnh báo rằng Đức, Italy, Hy Lạp và một số nước khác không tuân thủ các yêu cầu giám sát của EASA.
Theo Minh Châu (Kienthuc.net.vn)