Khi con số các nạn nhân thiệt mạng trong các vụ đụng độ với cảnh sát đã lên tới gần 1.000 người, Tổng thống mới của Philippines, ông Rodrigo Duterte đang khiến nhiều người hoài nghi về tính hiệu quả của cuộc truy quét tội phạm ma túy lớn nhất cả nước này.
Khi những bức ảnh rùng rợn về cái chết của hàng loạt kẻ buôn bán ma túy - được đăng tải trên các trang báo, người ta mới hình dung được phần nào mức độ khủng khiếp của câu chuyện.
Dù chưa có con số cụ thể nhưng theo ước tính, có khoảng hơn 1,000 tội phạm ma túy đã thiệt mạng trong cuộc càn quét tại Philippines. |
Con số gần 1000 người chết đã không còn là 1 con số khi nó được cụ thể hóa bằng những vũng máu, những khuôn mặt nhăn nheo, những thân thể gầy gò ốm yếu nằm trong vòng tay của người thân đang than khóc.
Lời cảnh báo cứng rắn
Một trong những lý do ông Duterte được nhiều người bỏ phiếu là sự cương quyết và chính sách cứng rắn trong việc xóa bỏ tội phạm mà ông đề ra. Trong một bài phát biểu trên truyền hình vào tháng 6, ông từng nói rằng: "nếu một tên tội phạm kháng cự, bạn có thể giết hắn ta".
"Các bạn có thể gọi cho cảnh sát hoặc tự tay giết chúng nếu bạn có súng. Chúng tôi luôn ủng hộ bạn", Duterte đưa ra lời nhận định. Ngay sau đó, nhiều người bắt đầu chỉ trích ông vì câu nói có phần nhẫn tâm của mình. Ông Duterte đã nói và làm; và chắc chắn, số lượng những kẻ buôn bán và sử dụng ma túy bị bắt giữ trong thời gian tới sẽ còn lớn hơn rất nhiều.
Rất nhiều những tên tội phạm ma túy đã bị bắt và giết. |
Liệu có phải tất cả đều là tội phạm ma túy?
Khi xác của những tay buôn ma túy được tìm thấy trên những khu phố ổ chuột, người dân Philippines bắt đầu cảm nhận được sự cứng rắn và mạnh tay chiến dịch này. Sau đó, hàng loạt các câu chuyện khác xảy đến khi số lượng tội phạm ma túy tăng lên tới hơn 1,000 người.
Một trong những bức ảnh gây rúng động toàn thế giới là hình ảnh tên tội phạm ma túy Michael Siaron nằm trong vòng tay vợ mình, Jennilyn Olayres. Anh đã bị ám sát bởi một tay súng không rõ danh tính vào ngày 23/7. Trên người ảnh là tấm bảng với dòng chữ: "tôi là kẻ buôn ma túy".
Michael Siaron là một trong những nạn nhân của các cuộc truy quét. |
Olayres quả quyết rằng chồng mình chỉ là một tài xế và không liên quan gì tới buôn bán ma túy.
Nhưng có lẽ, Tổng thống Duterte gần như không có niềm cảm thông nào với người phụ nữ này, và cả người đàn ông kia. Ông từng tuyên bố rằng: "nếu bạn không muốn bị thương hay chết, đừng đặt niềm hy vọng vào những giáo sĩ hay nhóm hoạt động vì quyền con người. Họ không thể dừng cái chết lại được".
"Để rồi cuối cùng, bạn phải nằm trên sàn lạnh với hình ảnh được khắc họa như bức ảnh Đức mẹ Mary đang ôm lấy cơ thể lạnh cóng của chúa Jesus. Quả thật là quá kệch cỡm như 1 màn kịch".
"Nếu không muốn bị bắt, hãy đừng làm", đó là lời nhận định của Tổng thống Philippines. |
Tuy nhiên, khi nhìn những bức ảnh đó ngày càng xuất hiện nhiều và số người chết vẫn không ngừng tăng lên, người ta bắt đầu tự hỏi, liệu đó có phải là mục tiêu của chính phủ? truy diệt càng nhiều tội phạm ma túy càng tốt? Liệu ngần đấy cái chết có phải là do cuộc truy quét đang nằm ngoài vòng kiểm soát hay chính phủ Philippines muốn thực hiện kế hoạch kiểm soát tội phạm theo cách "nhanh gọn" nhất?
Những câu hỏi đó tạm thời có thể chưa có lời giải, nhưng những bức hình thì đã nói lên rất nhiều điều.
Liệu chính phủ Philippines có đang tiến hành những biện pháp đúng đắn nhằm kiểm soát tình hình tội phạm trong nước? |
Chỉ trích từ cộng đồng
Việc sử dụng hình thức phạt xử tự như cách ông Duterte đang triển khai đã nhận được nhiều sự chỉ trích từ các nhóm hoạt động vì quyền con người. Cookie Diokno, tổng thư ký của hội hỗ trợ pháp lý, 1 tổ chức phi chính phủ tại Philippines trao đổi với CNN: "tổng thống Duterte đã thi hành một biện pháp kinh khủng. Tôi chưa bao giờ thấy nhiều người chết như vậy trong những năm gần đây".
Lần cuối cùng đất nước Philippines chìm trong biển máu như vậy là vào thời kỳ đen tối tháng 9/1972. Giờ đây, người dân đang sống trong nõi sợ hãi và lo lắng mỗi khi phải ra đường. Những thanh niên dưới 20 tuổi chắc sẽ phải gắn thêm một tấm biển để họ không bị giết.
"Không, tôi không phải 1 tội phạm ma túy, làm ơn đừng giết tôi".
Những cuộc truy quét diễn ra trên quy mô cả nước. |
Các tổ chức liên quan đang đệ trình lên các cấp cao hơn để yêu cầu Philippines xem xét lại việc giết người một cách hàng loạt như vậy.
"Việc tiêu diệt những kẻ buôn lậu và sử dụng ma túy không phải là cách để kiểm soát tình hình tội phạm trong nước. Đó là biểu hiện của việc chính phủ đã thất bại trong việc bảo vệ những quyền cơ bản nhất của con người", Phelim Kine, giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Human Rights Watch chia sẻ trong báo cáo.
Một cô gái ra đầu thú trước cảnh sát. |
Cuộc chiến chống ma túy nằm ngoài kiểm soát?
Trong khi có vẻ như cuộc chiến này đã có tác dụng khi chính phủ công bố rằng có khoảng vài nghìn tay buôn lậu và đối tượng nghiện ma túy đã ra đầu thù, nhiều người lo lắng rằng kế hoạch có này có thể tồn tại các điểm yếu và phản tác dụng.
Chính phủ bị cáo buộc rằng đã thuê những tay súng để giết những tội phạm ma túy. Trong khi theo người phát ngôn của Tổng thống, họ không cần thuê những tay súng khi họ có thể giết người một cách công khai. Theo ông Duterte, cuộc truy quét lần này không chỉ nhằm vào các đối tượng tội phạm ma túy mà còn tới các quan chức liên quan tới việc buôn lậu ma túy.
Nhiều người cho rằng chính phủ đã thuê những tay súng để thực hiện các vụ việc. |
Hơn nữa, dưới sức ép và nguy cơ cái chết từ chiến dịch, nhiều người đã chấp nhận ra đầu thú dù tình trạng cơ thể hay sức khỏe vẫn còn tốt và có thể điều trị tại nhà. Có vẻ như ông Duterte đang thực hiện chiến dịch giết nhầm còn hơn bỏ sót khi con số người chết vẫn tăng lên rất nhanh trong những tuần gần đây.
Ranh giới giữa sự sống với cái chết của tội phạm ma túy đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Họ dường như chỉ có 2 con đường: 1 là ra đầu thú và bị xét vào tội phạm ma túy, 2 là chấp nhận sống lẩn trốn và có nguy cơ thiệt mạng bất cứ lúc nào.
Theo Skye (Kenh14.vn/Trí Thức Trẻ)