Thủ tướng Angela Merkel cũng nói rằng "điều quan trọng là phải cho thấy sự đoàn kết ở Syria" đồng thời cảnh báo, "rõ ràng" chính phủ Syria đã không phá hủy toàn bộ kho vũ khí hóa học như đã đồng ý năm 2013.
"Đức sẽ không tham gia vào một chiến dịch quân sự có thể xảy ra. Tôi muốn nói rõ rằng, không có quyết định nào cả. Nhưng chúng tôi chứng kiến và ủng hộ việc này, rằng mọi thứ đang được triển khai để gửi tín hiệu rõ ràng việc sử dụng vũ khí hóa học là không thể chấp nhận được", Thủ tướng Angela Merkel cho biết hôm 12.3.
Những lo ngại về cuộc tấn công của Mỹ vào Syria đã dấy lên sau khi ông Donald Trump cảnh báo sẽ phóng các tên lửa "thông minh" vào quốc gia Trung Đông này.
Tổng thống Mỹ đe dọa tấn công Syria để đáp trả cuộc tấn công vũ khí hóa học vào dân thường ở Douma, Đông Ghouta hồi cuối tuần trước với cáo buộc cuộc tấn công do lực lượng của chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad tiến hành dù Damascus đã nhiều lần phủ nhận.
Năm ngoái, Mỹ đã gần 60 tên lửa hành trình tomahawk vào một căn cứ không quân Syria ở tỉnh Homs sau một vụ tấn công hóa học. Các chuyên gia nhận định, lần này, Mỹ có thể tiến hành một cuộc tấn công ở quy mô lớn hơn.
Như vậy, Đức đã chủ động đứng bên lề trong việc tham gia chiến dịch của Tổng thống Donald Trump chống Damascus. Trong khi đó, Anh và Pháp đã nổi lên như những ứng viên có khả năng nhất cho liên minh quân sự với Mỹ chống Tổng thống Bashar al-Assad.
Thủ tướng Anh Theresa May hôm 12.4 đã triệu tập cuộc họp khẩn các thành viên nội các. Bà đang chịu sức ép cần phải có sự cho phép của quốc hội nếu muốn cùng Pháp và Mỹ tấn công Syria. Tuy nhiên, nếu nội các "bật đèn xanh", bà có thể không cần sự cho phép của quốc hội.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 12.4 tuyên bố có bằng chứng xác nhận chính phủ ông Assad liên quan tới vụ tấn công học tuần trước, nhưng chưa công bố kế hoạch gì về việc tấn công Syria.
Theo Thanh Hà (Lao Động)