Trong khi Mỹ và đồng minh của họ đang tập trung sự chú ý vào tiêm kích thế hệ mới Su-57 thì một thông tin khiến họ không thể vui đó là dự án máy bay tiêm kích mới MiG-41 của Nga.
Loại tiêm kích mới này không chỉ có tốc độ bay siêu thanh mà còn có những tính năng duy nhất trên thế giới hiện tại.
Theo nguồn tin từ phía Nga, điểm đặc biệt nhất của tiêm kích này là chúng có thể hoạt động ngoài trái đất và làm việc ngoài không gian vũ trụ. Tất chúng không thể coi là một trạm không gian vũ trụ nhưng chúng có thể hoạt động ở tầng bình lưu.
Dự kiến trong vài năm tới chiếc máy bay này sẽ được tạo ra và tốc độ của nó có thể đạt tới 5.000 km/h. MiG-41 được trang bị các loại tên lửa siêu thanh và có thể được sử dụng như một máy bay không người lái.
Vì chúng làm việc trong không gian nên kết cấu máy bay, mức độ hoạt động bí mật hoặc tàng hình của chúng đặc biệt được chú trọng.
Các nhà nghiên cứu không tiết lộ cụ thể chúng sẽ làm việc như thế nào, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, chúng sẽ hoạt động ở tầng bình lưu và làm việc ở các chế độ tương tự như một máy bay bình thường.
Thông tin này một lần nữa khiến người Mỹ ngạc nhiên và vô cùng lo lắng. Nên nhớ rằng, Hoa Kỳ đang là nước nắm giữ kỷ lục thể giới về lĩnh vực máy bay hoạt động trong không gian vũ trụ - máy bay quân sự dùng tên lửa đẩy X-15 của Mỹ đã đạt tới độ cao 107 km.
Cho đến thời điểm này trên thế giới không có máy bay này có thể hoạt động ở tầng bình lưu. Người Mỹ chỉ lập kỷ lục nhưng nhờ sự giúp đỡ của loại tên lửa đẩy thử nghiệm, khó có thể gọi chúng là phương tiện có khả năng chiến đấu hoặc mang theo vũ khí.
Máy bay chiến đấu loại mới này phải cơ động trong không gian, nơi có mật độ không khí tương đối thấp như ở trong các tầng thấp của bầu khí quyển.
Ngoài cấu tạo đặc biệt, các loại vũ khí trang bị cũng như các hệ thống tác chiến, hệ thống liên lạc được trang bị trên máy bay này phải đặc biệt và chịu được điều kiện thời tiết trong không gian.
Liên quan đến dự án này của Nga, các chuyên gia phương Tây đã đưa ra những quan điểm khác nhau và chia làm hai trường phái chính.
Theo một số chuyên gia, tiêm kích MiG-41 sẽ gây tốn kém cho Nga và cho dù có thành công thì cũng sẽ không được sản xuất hàng loạt, một trường phái khác cho rằng Nga sẽ không thể kịp hoàn thành loại tiêm kích với những tính năng và đặc điểm đã được công bố vào giữa những năm 20 của thế kỷ 21.
Chưa biết mức đột hành công sẽ ra sao nhưng việc Nga liên tục “khoe” các dự án khủng khiến Mỹ và đồng minh đứng ngồi không yên.
Theo nguồn tin không chính thức, thậm chí người Mỹ đã gửi gián điệp sang Nga và cố gắng xâm nhập vào hệ thống nhằm ăn cắp các bản thiết kế, công nghệ hay nói chính xác hơn là các tài liệu về dự án tiêm kích MiG-41.
Theo Nguyễn Đông (Đất Việt)