'Đệ nhất tham quan' Hòa Thân, tham quan khét tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc giàu có đến mức nào?

10/04/2022 17:15:00

Nhắc đến Hòa Thân, nhiều người nhớ ngay tới vị đại tham quan nhà Thanh nổi tiếng lịch sử Trung Quốc. Vậy Hòa Thân giàu có đến mức nào mà khiến tất cả phải ngỡ ngàng?

Trong vòng 24 năm từ khi bắt đầu được Hoàng đế Càn Long để mắt, sủng ái, Hòa Thân đã gom góp được một số tài sản đại khổng lồ. Có lời đồn cho rằng nó tương đương với số tiền mà quốc khố nhà Thanh mất 15 năm mới thu được.

Hòa Thân còn có tên khác là Hòa Khôn, thuộc tộc Nữu Hỗ Lộc của Mãn Châu, sinh năm 1750 (năm Càn Long thứ 15), mất ngày 22 tháng 2 năm 1799, là một vị quan đại thần của triều Mãn Thanh thời vua Càn Long.

'Đệ nhất tham quan' Hòa Thân, tham quan khét tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc giàu có đến mức nào?
Hòa Thân giàu có đến mức nào?

Thiếu thời nhà Hòa Thân rất nghèo, nghèo đến nỗi không có đủ 10 lượng bạc nộp cho quan để xin nhận lại chức quan nhỏ của cha truyền lại. Nhờ ông Liêm (sau này là cha vợ) cho 10 lạng bạc mà Hòa Thân có cơ hội bước vào quan trường. Khi mới ra nhập triều đình, Hòa Thân giữ chức vị thị vệ. Tuy còn trẻ nhưng Hòa Thân đã sớm có năng lực làm việc xuất sắc và có các đóng góp nhất định cho triều đình.

Hòa Thân được Càn Long rất tín nhiệm, trọng dụng. Theo như lời đồn đại, Càn Long có một ấn tượng rất đặc biệt với vẻ ngoài của Hòa Thân. Vẻ ngoài ấy hao hao giống với một người tì thiếp đã bị thất sủng và qua đời do lỗi của Càn Long khi ông còn nhỏ. Chính bởi điểm này mà Càn Long thường có sự ưu ái đặc biệt dành cho Hòa Thân, luôn bỏ qua các sai sót và nuông chiều ông ta. Nhờ điều này cộng với năng lực vốn có của bản thân mà Hòa Thân sau này tiến thân rất nhanh trong sự nghiệp, được thăng các thứ hàm quan trọng như: Đại học sĩ, Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc.

Tham quan hòa Thân, Hòa Thân, đệ nhất tham quan

Câu hỏi đặt ra là phải chăng toàn bộ số tài sản này đều do Hòa Thân tham ô mà có? Hòa Thân nhất định tham ô nhiều, nhưng một phần cũng là đến từ tài sản của bản thân ông.

Theo chính sử ghi lại, trong phạm vi Đại Thanh, Hòa Thân có một số hiệu bán thuốc, hiệu cầm đồ, còn có rất nhiều mỏ quặng, quán rượu, hầm rượu. Ông còn có hơn 80 chiếc xe ngựa, chuyên môn làm vận chuyển, và rất nhiều bất động sản trong kinh thành chuyên dùng để cho thuê, ngoài ra ông còn tham gia rất nhiều nghiệp vụ tài chính, vận chuyển, bất động sản, dịch vụ, khai thác khoáng sản,..

Vì vậy, tiền của Hòa Thân tuyệt đối không phải chỉ là nhận vàng bạc từng bước cất vào trong kho, nó là vốn lưu chuyển trong toàn xã hội nhà Thanh lúc bấy giờ. Hòa Thân có nhãn quan đầu tư rất khôn khéo, có thể nhận thấy điều này qua những ghi chép thời đó.

Theo ghi chép của đại sứ Tiết Phúc Thành, một nhà ngoại giao thời cuối nhà Thanh, danh sách tài sản của Hòa Thân dài tới nỗi khó mà đếm xuể.

Trong đó bao gồm rất nhiều dinh thự, đất đai, 42 ngân hàng, 75 tiệm cầm đồ, 600 cân nhân sâm thượng hạng, hàng trăm nghìn thỏi vàng bạc, hàng triệu tiền xu và tiền ngoại, rất nhiều gấm vóc lụa là thượng hạng cùng nhiều loại kỳ trân dị bảo bậc nhất tại Trung Quốc.

Tham quan hòa Thân, Hòa Thân, đệ nhất tham quan

Thậm chí Hòa Thân còn sở hữu nhiều loại châu báu quý hiểm tới mức trong cung còn chưa chắc đã có. Bởi vậy mới có câu nói lưu truyền là "Cái Càn Long có Hòa Thân có, cái Càn Long không có chưa chắc Hòa Thân không có".

Theo sử sách ghi lại, những cống phẩm được các tỉnh gửi tới triều đình thì chỉ có 12% đưa vào quốc khố, còn lại 88% đều rơi vào tay Hòa Thân.

Cho nên có thể nói, Hòa Thân sở dĩ được Càn Long "mắt nhắm mắt mở" là bởi ông từ lâu được xem là chiếc ví để Hoàng đế bòn rút. Thế nhưng giai đoạn được nhà vua "chống lưng" của Hòa Thân đã chính thức kết thúc sau khi Càn Long qua đời.

Chỉ vài ngày kể từ khi tiên đế băng hà, Tân đế Gia Khánh đã hạ lệnh bắt giam và tịch biên gia sản nhà họ Hòa. Theo đó, tổng gia sản của Hòa Thân ước lượng vào khoảng 1.100 triệu lạng bạc, tương đương với 15 năm quốc khố thu vào của Thanh triều.

Sau khi bị hạch tội, Hòa Thân bị kết án lăng trì. Tuy nhiên sau đó, Gia Khánh lại bất ngờ miễn cho ông một cái chết đau đớn và bắt ông tự vẫn tại phủ vào ngày 22/2/1799. Cả gia đình Hòa Thân cũng được tha chết.

Theo Hạ Tú (Công Lý & Xã Hội)

Nổi bật