Đâu là những địa điểm nổi tiếng, thậm chí được thế giới công nhận về vẻ đẹp nhưng ít người dám bén mảng đến du lịch

08/06/2023 11:18:35

Có nơi là một hòn đảo vô cùng thơ mộng, chính quyền quốc gia tại đây thậm chí như vừa bán vừa cho nếu bất cứ ai có nhu cầu sở hữu. Tuy nhiên hơn 30 năm qua, hòn đào này vẫn ở tình trạng vô chủ, và đây cũng là một trong nhiều nơi mà khách du lịch không dám đặt chân đến khi biết được những câu chuyện ẩn tình phía sau.

Sự thật đen tối và những bí mật của hòn đảo Hashima - hoang đảo của Nhật Bản

Cách thành phố Nagasaki khoảng 15 km là một hòn đảo bị bỏ hoang, vắng bóng người ở nhưng lại chìm trong những điều bí ẩn. Đảo Hashima, từng là thánh địa khai thác than trên biển, hòn đảo này là một đại diện rõ nét cho quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của Nhật Bản.

Đâu là những địa điểm nổi tiếng, thậm chí được thế giới công nhận về vẻ đẹp nhưng ít người dám bén mảng đến du lịch
Hashima là một hòn đảo bị bỏ hoang của Nhật Bản, nó ẩn chứa những bí mật vô cùng đen tối và lịch sử phức tạp.

Trên thực tế, hòn đảo này còn được gọi là Gunkanjima (có nghĩa là Đảo Chiến hạm), sở dĩ nó có cái tên như vậy là do hình dáng của hòn đảo này rất giống với một con tàu thiết giáp hạm của Nhật Bản. Về mặt lịch sử, đảo Hashima chính thức hoạt động như một cơ sở khai thác than từ năm 1887 cho đến năm 1974.

Tuy nhiên, khi trữ lượng than bắt đầu cạn kiệt và dầu mỏ bắt đầu thay thế than, hòn đảo này đã buộc phải đóng cửa và những người sinh sống tại đây cũng rời đi. Sau đó, đảo Hashima đã bị bỏ qua trong gần ba thập kỷ. Nhưng khi những bức tường bê tông bị bỏ hoang dần sụp đổ theo thời gian và hệ thực vật phát triển mạnh mẽ, hòn đảo đổ nát này đã thu hút sự chú ý của những người quan tâm đến sự nguyên vẹn của các di tích lịch sử.

Đâu là những địa điểm nổi tiếng, thậm chí được thế giới công nhận về vẻ đẹp nhưng ít người dám bén mảng đến du lịch - 1
Bắt đầu từ những năm 1930 và cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, các thường dân nhập ngũ của Hàn Quốc và tù nhân chiến tranh Trung Quốc bị buộc phải làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt và đối xử tàn bạo tại cơ sở của Mitsubishi như những người lao động cưỡng bức theo chính sách tổng động viên thời chiến của Nhật Bản. Trong thời gian này, ước tính có khoảng 1.300 người lao động từng nhập ngũ đã chết trên đảo do nhiều mối nguy hiểm khác nhau, bao gồm tai nạn dưới hầm, kiệt sức và suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên, quá khứ của đảo Hashima không đơn giản như vậy.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã đưa những dân thường Hàn Quốc nhập ngũ và tù nhân chiến tranh Trung Quốc tới đây để làm lao động cưỡng bức. Theo những gì chúng ta biết được hiện nay, trong khoảng thời gian đó, hòn đảo này được coi là địa ngục trần gian, ước tính khoảng 1.300 công nhân đã chết trên đảo từ những năm 1930 đến khi chiến tranh kết thúc do điều kiện làm việc không an toàn, suy dinh dưỡng và kiệt sức.

Diện tích chỉ 6,3 ha, nhưng Gunkanjima có đến 71 tòa nhà, cao ốc, dây chuyền mỏ than. Thời kỳ đỉnh điểm vào năm 1959, hòn đảo đã từng là nơi đông đúc nhất thế giới, chật chội đến mức hơn 5.000 con người phải chen chúc trong một tòa nhà có diện tích khoảng 0,16km vuông. Hòn đảo này cũng chính là nguồn cảm hứng của phim Đảo địa ngục do Hàn Quốc sản xuất năm 2017.

Bí ẩn "cổng địa ngục" cháy rực suốt 50 năm ở Turkmenistan

"Cổng địa ngục" ở sa mạc Karakum là một trong những điểm thu hút khách du lịch chính của Turkmenistan. Tuy nhiên, Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdymuhamedov đã ra lệnh cho chính phủ của ông tìm cách dập tắt hố khí đốt trông như ngày tận thế này. Miệng núi lửa nằm gần làng Darvaza, cách thủ đô Ashgabat của Turkmenistan khoảng 270 km, có tên gọi chính thức là "Ánh sáng Karatum" (The Radiance of Karakum), nhưng người dân địa phương thường gọi nó là "Cổng địa ngục" (The Gates to Hell).

Đâu là những địa điểm nổi tiếng, thậm chí được thế giới công nhận về vẻ đẹp nhưng ít người dám bén mảng đến du lịch - 2
"Cổng địa ngục" ở Turkmenistan. Ảnh: AFP

Hố rộng 60 mét là do con người tạo ra, được hình thành do sự cố sập mặt đất trong quá trình thăm dò khí đốt vào năm 1971. Nó được đốt cháy có chủ ý vì lo ngại rằng khí độc có thể đe dọa con người và động vật hoang dã trong khu vực. Hố khí đốt được dự đoán sẽ cháy nhanh chóng, nhưng không rõ vì sao vẫn phun trào lửa cho đến ngày nay, tạo ra một cảnh tượng đáng sợ nhưng thực sự đẹp như tranh vẽ.

"Cổng địa ngục" trở thành một trong những địa danh nổi tiếng trên thế giới của quốc gia Trung Á. Tuy nhiên, du lịch không thực sự bùng nổ ở Turkmenistan, nơi có chưa đến 10.000 khách nước ngoài đến thăm mỗi năm. Đây có thể là yếu tố đứng sau quyết định của Tổng thống Berdymuhamedov yêu cầu dập tắt ngọn lửa.

Trong cuộc họp trực tuyến với chính phủ vào năm 2022, Tổng thống Berdymuhamedov lập luận rằng Turkmenistan đang mất đi các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá. Người đứng đầu nhà nước nói thêm rằng khí đốt cháy cũng gây hại cho con người và môi trường. Tổng thống Berdymuhamedov nói với Phó Thủ tướng phụ trách ngành dầu khí tổ chức các cuộc thảo luận với các nhà khoa học, kể cả các chuyên gia nước ngoài, để tìm cách đối phó với ngọn lửa.

Cận cảnh “cổng địa ngục” ở Turkmenistan. Video: RT

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu điều này cuối cùng có đóng cửa "Cánh cổng địa ngục" hay không, vì Tổng thống Turkmenistan đã từng ra lệnh tương tự vào năm 2010, nhưng không đạt kết quả.

Hòn đảo đẹp, thơ mộng nhưng không ai bén mảng vì lý do đáng sợ...

Trên vùng bờ biển phía Tây Bắc của Scotland, có một hòn đảo không người tên là Gruinard, hòn đảo này vô cùng thơ mộng, cảnh quan thiên nhiên cực đẹp, nằm ở nơi tấc đất tấc vàng ở châu Âu. Không chỉ thế, hòn đảo còn có giá cực rẻ, giống như vừa bán vừa cho, tuy nhiên, tuyệt đối không có ai muốn mua. Hòn đảo đã không được sử dụng suốt 33 năm, hóa ra, chân tướng phía sau quả nhiên khiến mọi người khiếp sợ.

Đâu là những địa điểm nổi tiếng, thậm chí được thế giới công nhận về vẻ đẹp nhưng ít người dám bén mảng đến du lịch - 3

Theo tìm hiểu, vào thế kỷ thứ 16, gia tộc Karan, một gia tộc nổi tiếng ở Scotland đã xây dựng một trang trại cừu ở đảo Gruinard. Vì thảm thực vật tươi tốt ở nơi đây, gia tộc Karan hy vọng vào sự phát triển của trang trại. Mỗi tuần một lần, gia tộc Karan sẽ cử người đến hòn đảo bình yên, nên thơ Gruinard để chăm sóc và kiểm tra đàn cừu. Mãi đến khi Thế chiến II bùng nổ, quân đội quyết định biến hòn đảo Gruinard thành nơi thử nghiệm các loại vũ khí sinh học, hóa học, nơi đây bắt đầu trở thành hòn đảo tử thần.

Vào thời điểm các nhà khoa học quyết định thử nghiệm bệnh than trên đảo Gruinard, nơi đây chính thức là một lãnh địa chết. Được biết, gần như tất cả các chuyên gia sinh hóa hàng đầu của đất nước đều được cử đến hòn đảo. 50 chuyên gia chỉ để lại 80 con cừu trên đảo, còn lại toàn bộ bị giết hết. Bên cạnh đó, hòn đảo cũng chỉ neo đậu 3 tàu chiến và 300 binh sĩ đóng quân. Chẳng ngờ, xác chết của những con cừu bị giết không được xử lý và chôn cất đúng cách trên bờ biển, khiến đất và nước ở hòn đảo bị ô nhiễm nặng nề.

Đâu là những địa điểm nổi tiếng, thậm chí được thế giới công nhận về vẻ đẹp nhưng ít người dám bén mảng đến du lịch - 4

Các binh sĩ ngã xuống từng người một, các chuyên gia cũng không ngoại lệ. Thế nhưng đội cứu viện không có cách nào đến đảo Gruinard, họ cũng không dám đến vì thời điểm đó không có vắc xin phòng bệnh. Cuối cùng, đảo Gruinard chính thức bị phong tỏa, thành nơi nguy hiểm chết người, cấm hoàn toàn. Đảo Gruinard cũng còn rơi rớt lại những mầm bệnh của vi khuẩn than. Chính phủ Anh từng cử người đi đào hết bề mặt đất trên đảo, sau đó phun một lớp formaldehyd lên trên để khử trùng.

Sau năm 1990, cừu và thỏ đã được thả lên trên đảo để sinh sống. Ba tháng sau, bộ quốc phòng Anh tuyên bố hòn đảo đã thoát khỏi vòng chết chóc, chính phủ Anh mua lại hòn đảo với giá 500 bảng Anh. Thế nhưng hiện tại, ngay cả bán đi với giá cực thấp, cũng không có người muốn mua lại hòn đảo tuyệt đẹp này, vì rất nhiều người tin rằng, hòn đảo vẫn còn ẩn chứa những mầm bệnh vô cùng nguy hiểm.

Khu rừng tự sát Aokigahara và bí ẩn Ubasute rúng động Nhật Bản

Ngoài hòn đảo bị bỏ hoang Hashima, Nhật Bản còn có một địa danh khác rất nổi tiếng nhưng ít người dám ghé qua mỗi khi có dịp đi thăm núi Phú Sĩ.

Đâu là những địa điểm nổi tiếng, thậm chí được thế giới công nhận về vẻ đẹp nhưng ít người dám bén mảng đến du lịch - 5
Rừng tự sát Aokigahara nằm bên chân núi Phú Sĩ (Nguồn: Ippei Naoi)

Tọa lạc ở phía Tây Bắc núi Phú Sĩ thuộc tỉnh Yamanashi, rừng Aokigahashia với diện tích lên tới 30 km² là địa điểm lý tưởng để ngắm cảnh và khám phá nhờ vị trí đắc địa cùng khung cảnh hoang sơ vốn có của Mẹ thiên nhiên. Tuy nhiên, điều bất cứ ai cũng có thể dễ dàng phát hiện trong khu rừng là thi thể người đã khuất, tư trang cá nhân hoặc dây thừng rải rác khắp rừng, điều đó khiến nơi đây luôn khoác lên mình vẻ u ám và đáng sợ. Vì lẽ đó, Aokigahara được biết đến là khu rừng tự sát ở Nhật Bản.Tuy nhiên, thay vì được biết tới với vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, rừng Aokigahara được thế giới biết tới với tư cách là khu rừng tự sát nổi tiếng nhất Nhật Bản khi đây là nơi diễn ra hàng loạt vụ tự sát đau lòng trong nhiều thập kỷ.

Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích vì sao đây lại trở thành khu rừng tự sát như yếu tố tâm linh, truyền thuyết Ubasute, địa hình đặc trưng của khu rừng hay yếu tố truyền thông. Tuy vậy, vẫn chưa có lời giải đáp chính xác cụ thể nào cho nghi vấn này. Do vị trí nằm sát với núi Phú Sĩ, biểu tượng văn hóa linh thiêng của Nhật Bản, rừng tự sát Aokigahara được tin có mối quan hệ với nhiều thần linh cũng như các truyền thuyết từ thời xa xưa của xứ sở Mặt trời mọc, Ubasute là truyền thuyết được nhắc đến nhiều nhất khi bàn về khía cạnh tâm linh của khu rừng.

Ubasute bắt đầu có từ những năm cuối thế kỉ 18 - đầu thế kỉ 19, khi nạn đói Tenmei kinh hoàng diễn ra tại Nhật Bản khiến cho nền kinh tế kiệt quệ, đời sống người dân lâm vào cảnh nghèo đói, thiếu thốn lương thực. Hiện thực tàn khốc đã dẫn đến quyết định đau lòng: hạn chế khẩu phần ăn trong gia đình bằng cách đưa người già yếu (thường là phụ nữ) - người không có khả năng làm việc hay tự chăm sóc - "đi xa" trên núi.

Đâu là những địa điểm nổi tiếng, thậm chí được thế giới công nhận về vẻ đẹp nhưng ít người dám bén mảng đến du lịch - 6
Ubasute - Tập tục đau thương thời nạn đói tại Nhật (Nguồn: WikiMedia Commons)

Cụ thể, thành viên mạnh khỏe cõng người già trên lưng leo lên đỉnh núi, trong quá trình đi, sẽ có những dấu vết được đặt lại để đánh dấu đường đi. "Người được chọn" sẽ bị bỏ rơi trên núi chờ đợi đêm này qua đêm khác cho tới lúc "phải rời đi" vì đói, vì rét, vì hạ thân nhiệt hoặc vì sự kết hợp khủng khiếp từ những điều trên. Thông thường, những người bị bỏ rơi tự nguyện hy sinh bản thân mình vì hạnh phúc của gia đình.

Bên cạnh đó, lời đồn còn nói rõ những linh hồn người chết (còn gọi là Yurei) trong phong tục Ubasute đã gây ra ảo giác và dẫn dụ người vào khu rừng bị lạc lối, khiến họ trở nên hoang mang và ngờ vực vào hiện tại, cuối cùng quyết định kết thúc cuộc đời của chính mình trong khu rừng.Nhiều suy đoán cho rằng rừng Aokigahara nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ linh thiêng chính là một trong những địa điểm diễn ra tập tục Ubasute, điều này lý giải cho nguồn năng lượng tiêu cực và khung cảnh u ám bao trùm khắp nơi đây.

Tuy không có bất kỳ bằng chứng cụ thể nào có thể chứng minh cho sự tồn tại của truyền thuyết Ubasute cũng như mối liên quan với khu rừng tự sát nổi tiếng nhất Nhật Bản này, nhưng yếu tố tâm linh này dường như đã được nhiều người địa phương tin tưởng và xem như nguồn cơn cho những vụ tự sát trong khu rừng.

Đâu là những địa điểm nổi tiếng, thậm chí được thế giới công nhận về vẻ đẹp nhưng ít người dám bén mảng đến du lịch - 7
Cái chết không cô độc tại Aokigahara (Ảnh minh họa)

Hồ tử thần tuyệt đẹp nhưng là nơi đáng sợ nhất thế giới

Nằm ở phía Bắc Tanzania, Natron không khác gì hồ tử thần trên trái đất. Nguyên nhân của hiện tượng hiếm thấy này là nồng độ kiềm trong hồ quá cao khiến cho những loài vật không may sảy chân rớt xuống hồ bị phân hủy và vôi hóa. Khi mực nước hồ hạ thấp, các xác động vật dạt vào bờ, trên mình phủ một lớp muối. Với mặt hồ rộng lớn và sáng như gương, không khó để hình dung vì sao những con vật nhỏ kém may mắn trượt chân sa mình xuống hồ.

“Thủ phạm” gây ra hiện tượng trên hồ Natron là ngọn núi lửa một triệu năm tuổi Ol Doinyo Lengai ở phía nam hồ Natron. Dung nham từ ngọn núi chảy xuống mang theo lượng muối khoáng đặc biệt khác với muối trong nước biển thông thường.

Đâu là những địa điểm nổi tiếng, thậm chí được thế giới công nhận về vẻ đẹp nhưng ít người dám bén mảng đến du lịch - 8
Xác hóa vôi của một con dơi. Ảnh: Nick Brandt.

Xác các con vật được bảo quản quá tốt, hình dáng sống động của chúng vẫn được giữ nguyên, bọc trong những lớp xi măng bằng muối. Sinh vật sống một khi chìm trong hồ sẽ bị phân hủy trong thời gian rất ngắn. Có lẽ bởi vậy mà xác của chúng vẫn giữ nguyên hình dáng như khi còn sống. Nick Brandt, một nhiếp ảnh gia đam mê động vật hoang dã dựng lại xác ướp các con vật và ghi lại những bức ảnh sống động như khi chúng còn sống. 

Số ít loài sinh vật may mắn tồn tại được ở Natron là một vài loại tảo, vi khuẩn đặc hữu và chim hồng hạc. Hồ tử thần này là nơi lý tưởng duy nhất cho chim hồng hạc làm tổ trong mùa sinh sản. Đây là khu vực sinh sản thường xuyên của khoảng 2,5 triệu con hồng hạc.

Loài hạc này cũng đang rơi vào tình trạng bị đe dọa bởi chúng không có môi trường lý tưởng nào khác để sinh sản ngoài hồ Natron. Môi trường kiềm của hồ là cái bẫy tuyệt vời chống lại những kẻ thù cố gắng tiếp cận tổ của chúng. Khả năng gây chết của hồ Natron lại đem đến không gian yên bình cho hồng hạc sinh sản.

Nếu mực nước sâu vừa đủ, chúng sẽ đậu trên các mỏm muối và làm tổ bằng bùn từ núi lửa. Cũng có những con hồng hạc kém may mắt bị rớt xuống hồ và cũng trở thành những xác ướp trong lớp muối xi măng và trôi dạt vào bờ như các loài động vật khác.

Đâu là những địa điểm nổi tiếng, thậm chí được thế giới công nhận về vẻ đẹp nhưng ít người dám bén mảng đến du lịch - 9
Hồ Natron nhìn từ trên cao. Ảnh: rttz.org/fineartamerica.com.

Ngoài hiện tượng phân hủy động vật ghê rợn thì hồ Natron cũng mang một vẻ đẹp kỳ ảo với màu đỏ tươi như máu tạo bởi các loài vi khuẩn đặc biệt. 

Tổng hợp

QT (SHTT)

Nổi bật