Nơi đây được coi là có thể đáp ứng được mọi yêu cầu từ những vị khách hàng khó tính nhất mà không phải ngân hàng nào ở Hàn Quốc cũng có thể phục vụ.
Thay vì phải lấy phiếu xếp hàng, khách hàng sẽ được một nhân viên pha chế phục vụ một tách cà phê mới nóng hổi và thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật có giá hàng tỷ won được trưng bày xung quanh. Ngoài ra nếu phải chờ đợi, họ cũng có thể đọc những cuốn sách giá trị mà các hiệu sách bình thường khó có thể sưu tập dưới ánh đèn chùm lộng lẫy trong tòa nhà.
Điều đó chỉ có ở những chi nhánh cao cấp như của KB, khi khách hàng không phải chờ đợi xếp hàng, khách V.I.P đến làm việc thường có trải nghiệm giống như đến thăm phòng trưng bày hoặc thư viện tư nhân.
Ngoài sách quý, những tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, không gian nơi đây còn tràn ngập cây xanh cùng với những mùi nước hoa tùy chỉnh từ những chiếc máy khuếch tán không khí được bày biện trang nhã. Điểm đặc biệt trong tòa nhà chính là khối văn phòng từ tầng 3 lên đến tầng 7 với 15 phòng tư vấn được thiết lập cho khách hàng, trong đó các cuộc thảo luận có thể được tổ chức một cách kín đáo. Hai phòng tư vấn trên tầng bảy giống như phòng suite của khách sạn cao cấp, được trang bị phòng trang điểm, ban công và đèn chùm. Một bức tranh trị giá 3 tỷ won (2,3 triệu USD) của họa sĩ trừu tượng Kim Whan-ki được treo trong phòng.
Điểm nhấn trong cách phục vụ của KB chính là khách hàng khi chính là giám đốc điều hành của các công ty có tiếng tăm ở đất nước củ sâm và các thành viên gia đình của họ. Nhiều doanh nghiệp thuộc sở hữu của các gia tộc đang trong giai đoạn chuyển giao quyền lực cho thế hệ tiếp theo, đòi hỏi những gia đình siêu giàu phải nhờ hỗ trợ tư vấn quản lý tài sản toàn diện.
Những khách hàng cao cấp hưởng dịch vụ siêu cá nhân sẽ có một chuyên gia ủy thác, kế toán thuế, luật sư, chuyên gia bất động sản và nhân viên ngân hàng cá nhân hợp tác thành một nhóm để phục vụ.
Hwang Sun-a, người đứng đầu chi nhánh cao cấp của KB cho biết: “Chúng tôi có khoảng 40 chuyên gia hàng đầu ở đây. Các bậc cha mẹ tài phiệt, những người muốn chuyển đổi suôn sẻ công việc kinh doanh và phân chia tài sản của họ cho con cháu, thường đến trung tâm của chúng tôi."
“Khách hàng chính của chúng tôi là các giám đốc điều hành hàng đầu của các công ty lớn và các thành viên gia đình của họ. Nhiều doanh nghiệp gia đình ở đây đang trong giai đoạn chuyển giao quyền lực cho thế hệ tiếp theo, đòi hỏi các gia tộc phải nghĩ đến việc tư vấn quản lý tài sản toàn diện, chứ không chỉ một sản phẩm tài chính đơn lẻ", ” Hwang nói.
Ngoài ra Hwang cũng cho biết các doanh nhân trẻ mới thành lập cũng là một nhóm khách hàng khác của KB.
Mặc dù tại Hàn Quốc, các ngân hàng trực tuyến đang ngày càng được phổ biến khiến nhiều ngân hàng Thương Mại phải giảm quy mô phục vụ và đóng cửa nhiều chi nhánh. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2021, số lượng người được xếp vào hàng giàu có ở Hàn Quốc là khoảng 424.000 người, tăng 19,7% so với hai năm trước đó, theo Báo cáo về tài sản ở Hàn Quốc do KB công bố.
Các đối tượng khảo sát cho biết số tiền gốc tối thiểu để tích lũy tài sản trung bình là 820 triệu won. Họ tiết kiệm được ở độ tuổi trung bình là 42, thông qua đầu tư bất động sản, chứng khoán và tiết kiệm.
Nhóm khách hàng này trở thành "miếng bánh ngon" cho các ngân hàng cho ra mắt những dịch vụ siêu cá nhân để quản lý tài sản của giới siêu giàu. Hwang cho biết: “Việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh quản lý tài sản cho những cá nhân có giá trị ròng cực cao và sự phát triển của các nền tảng kỹ thuật số đang trở thành hai trụ cột chính của ngân hàng địa phương."
KB định nghĩa những người giàu có là những người có tài sản tài chính hơn 1 tỷ won. Tập đoàn này có tổng tài sản tài chính là 2.883 nghìn tỷ won, chiếm 58,5% tổng tài sản tài chính của các hộ gia đình Hàn Quốc.
“Để cung cấp dịch vụ quản lý tài sản toàn diện cho khách hàng, chúng tôi đã tập trung mọi khả năng ở cấp độ nhóm để mở trung tâm này,” Yoon Jong-kyu, Chủ tịch Tập đoàn Tài chính KB, cho biết khi tổ chức cho vay ra mắt trung tâm vào tháng 9.
QT (Nguoiduatin.vn)