Đánh rơi dây chuyền trị giá 630 triệu đồng, cô gái hứa thưởng cho người nhặt 200 triệu đồng nhưng khi nhận đồ lại đổi ý: Kết quả bị đối phương kiện ra tòa

17/02/2025 15:29:24

Sau khi đem trả lại sợ dây chuyền, người nhặt được yêu cầu chính chủ đưa cho mình số tiền 200 triệu đồng.

Chiếc vòng bị đánh rơi

Một sự việc liên quan đến tranh chấp tài sản xảy ra ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) đã trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận nước này. Theo đó, Tề Nguyệt (30 tuổi) là nhân viên kinh doanh của một công ty bất động sản nổi tiếng. Cô còn là con một trong gia đình giàu có, được cha mẹ chiều chuộng hết mực. 

Mỗi ngày đi làm, Tề Nguyệt đều diện trang phục đắt đỏ và nhiều loại trang sức hàng hiệu. Sự giàu có và phóng khoáng của cô gái này nhanh chóng thu hút sự chú ý của đồng nghiệp. Thậm chí, cô còn trở thành chủ đề bàn tán của nhiều người. 

Thời gian gần đây, một đồng nghiệp trong công ty thông báo tổ chức đám cưới. Vào ngày diễn ra bữa tiệc, Tề Nguyệt chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Cô diện một chiếc váy màu nâu sang trọng, tay cầm mẫu túi xách của một thương hiệu nổi tiếng. Đặc biệt, cô còn đeo một chiếc vòng cổ trị giá hơn 180.000 NDT (khoảng 630 triệu đồng) đến lễ cưới của đồng nghiệp. 

Đánh rơi dây chuyền trị giá 630 triệu đồng, cô gái hứa thưởng cho người nhặt 200 triệu đồng nhưng khi nhận đồ lại đổi ý: Kết quả bị đối phương kiện ra tòa
Ảnh minh họa

Khi đang chung vui với mọi người, Tề Nguyệt đã đánh rơi sợi dây chuyền giá 180.000 NDT lúc nào không hay. Cô lập tức nhờ bạn bè và nhân viên tại tiệc cưới tìm giúp sợi dây nhưng không ai thấy. 

Về đến nhà, Tề Nguyệt cảm thấy vô cùng lo lắng vì đánh mất món trang sức đắt đỏ. Sau đó, Tề Nguyệt đăng một bài viết vào nhóm trò chuyện của công ty với nội dung: Tôi đã đánh rơi một sợi dây chuyền tại lễ cưới của A. Nếu ai nhặt được cho tôi xin lại. Tôi sẽ hậu tạ 55.000 NDT (khoảng 200 triệu đồng) thay cho lời cảm ơn. 

Thông tin Tề Nguyệt làm rơi sợi dây chuyền hàng hiệu nhanh chóng được mọi người trong công ty quan tâm. Sau 2 ngày chờ đợi, khi đang vô cùng chán nản và thất vọng, Tề Nguyệt bất ngờ nhận được cuộc gọi từ một người phụ nữ tên Chu. 

Cô Chu là nhân sự của phòng marketing và đã nhặt được sợi dây chuyền của Tề Nguyệt tại buổi tiệc vào 3 ngày trước. Chu kể lại, khi ra ngoài đi vệ sinh thì vô tình giẫm phải thứ gì đó. Khi phát hiện đó là sợi dây chuyền, Chu liền nhặt lên và cất vào túi áo. Vì không biết sợ dây chuyền là của ai nên Chu đã cất giữ cẩn thận tại nhà. Sau khi xem được thông báo của Tề Nguyệt trên nhóm trò chuyện, Chu quyết định liên hệ để trả lại cho chính chủ. 

Ngày hôm sau, cô Chu mang chiếc vòng nhặt được đến công ty để trả lại cho Tề Nguyệt. Tuy nhiên, khi thấy Tề Nguyệt không đưa cho mình số tiền 55.000 NDT như đã hứa, Chu liền lên tiếng chất vấn cô này. 

Phía Tề Nguyệt cho biết Chu có ý định chiếm đoạt chiếc vòng cổ của mình nên đã từ chối trả 55.000 NDT tiền hậu tạ. Chu nghe vậy thì vô cùng bức xúc. Cả hai phát sinh mâu thuẫn không thể thỏa thuận. Cô Chu đã nộp đơn kiện lên tòa án, yêu cầu Tề Nguyệt phải thực hiện đúng lời hứa trao thưởng 55.000 NDT cho mình.

Phán quyết của tòa 

Tại phiên tòa, cô Chu lập luận theo khoản 2 Điều 317 Bộ luật Dân sự của Trung Quốc quy định, nếu chủ thể tìm được tài sản bị mất thì khi nhận lại tài sản bị mất, người đó phải thực hiện lời hứa và trả thưởng. Trong trường hợp này, Chu đã trả lại Tề Nguyệt chiếc vòng nhưng lại bị từ chối trao thưởng. Ngoài ra, Chu cho rằng Tề Nguyệt đã không trao phần thưởng 55.000 NDT, lại chẳng đưa cho bản thân khoản phí nào vì đã giúp cất giữ chiếc vòng. 

Phía Tề Nguyệt đáp trả, khoản 2 Điều 317 Bộ luật Dân sự của Trung Quốc cũng quy định, nếu người nhặt được cố tình lấy đi tài sản bị mất của người khác thì không có quyền yêu cầu chính chủ thực hiện lời hứa. Phía Tề Nguyệt cho rằng, sau khi cô Chu nhặt được sợi dây chuyền bị đã không chủ động đi tìm chủ nhân, cũng không giao lại cho bộ phận bảo vệ hay phòng nhân sự của công ty. Ngay cả khi biết Tề Nguyệt đang tìm kiếm sợi dây, 2 ngày sau Chu mới gọi điện để trả lại. 

Từ những hành động này của cô Chu, phía Tề Nguyệt cho rằng cô Chu muốn chiếm hữu chiếc vòng cổ 180.000 NDT sau khi nhặt được. Nếu không có thông báo trao thưởng 55.000 NDT, khả năng Chu trả lại chiếc vòng là rất thấp. 

Đánh rơi dây chuyền trị giá 630 triệu đồng, cô gái hứa thưởng cho người nhặt 200 triệu đồng nhưng khi nhận đồ lại đổi ý: Kết quả bị đối phương kiện ra tòa - 1
Ảnh minh họa

Sau khi xét xử, tòa án nhận thấy trọng tâm tranh chấp trong vụ án này là liệu cô Chu có ý định chiếm đoạt chiếc vòng cổ của Tề Nguyệt hay không. Trong trường hợp này, các hành vi của cô Chu cho thấy sự chần chừ trong việc hoàn trả và còn có mục đích chiếm đoạt chiếc vòng cổ của người đánh rơi. Cho nên, cô Chu không có tư cách để yêu cầu Tề Nguyệt thực hiện lời hứa trao thưởng và chi trả chi phí cất giữ. Việc Tề Nguyệt từ chối trao thưởng cũng không sai. Cuối cùng, tòa ra phán quyết bác bỏ yêu cầu khởi kiện của cô Chu.

Ngoài ra, theo Điều 270 Bộ luật Hình sự Trung Quốc, người nào chiếm hữu trái phép tài sản của người khác và không chịu trả lại, nếu giá trị tài sản vượt mức quy định và có tình tiết nghiêm trọng, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp này, do chủ sở hữu chiếc vòng là Tề Nguyệt không nộp đơn kiện nên tòa án không thụ lý vụ án.

Theo Khuê Hiền (Nguoiduatin.vn)

Nổi bật