Thu gọn cơ cấu là tiêu chí hàng đầu của cuộc cải cách quân đội Trung Quốc do ông Tập Cận Bình khởi xướng, nhưng lực lượng cảnh sát vũ trang được "bật đèn xanh" để làm ngược lại.
Sau khi bắt đầu tiến hành cải cách từ tháng 3/2016, CAPF đã thành lập 4 tổng cục mới gồm Tổng cục tham mưu, Tổng cục công tác chính trị, Tổng cục hậu cần và Ủy ban Kiểm tra kỷ luật.
Trước đây, lực lượng này gồm ba tổng cục là Tổng cục tư lệnh, Tổng cục chính trị và Tổng cục hậu cần.
Việc mở rộng cơ cấu hệ thống cảnh sát vũ trang hoàn toàn tương phản với sự thu hẹp cơ cấu của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), đi ngược lại đường lối cải cách của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với quân đội, đã đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận.
CAPF thuộc sự lãnh đạo của Quân ủy trung ương (CMC) và Quốc vụ viện Trung Quốc với nhiệm vụ chủ yếu là "duy trì hòa bình" trong nước. Biên chế và chế độ quân dịch của lực lượng này giống hoàn toàn với PLA. Các đơn vị của CAPF với nhiệm vụ "duy trì hòa bình" cấp cơ sở và chịu sự chỉ huy trực tiếp của hệ thống Ủy ban chính trị và hệ thống đơn vị công an trực thuộc. Trong khi đó, CMC chỉ có trách nhiệm phụ trách quản lý lĩnh vực tuyển quân và xây dựng hệ thống pháp chế. |
Thu hồi quyền lực của hệ thống từng nằm trong tay Chu Vĩnh Khang
Theo nhận định, cuộc cải cách quân đội của ông Tập đang được tiến hành thuận lợi. Trong đó, cải cách CAPF trở thành một mắt xích quan trọng.
Đây cũng là một trong những nhiệm vụ cải cách sẽ hoàn thiện cơ bản trong năm 2016, truyền thông Trung Quốc cho hay.
Cải cách CAPF là một trong 3 điểm quan trọng trong chiến dịch cải cách quân đội năm 2016 của Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh: VCG) |
Trước đó, vào tháng 1/2016, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đăng tải thông báo "Chỉ đạo cải cách toàn diện quốc phòng và quân đội" của CMC.
Nội dung thông báo cho thấy, cơ cấu và hệ thống quản lý chỉ huy của CAPF sẽ có sự thay đổi trong thời gian tới.
Sự thay đổi này nhằm "thay đổi cơ cấu quản lý chỉ huy, tối ưu hóa cơ cấu và thành phần lực lượng; đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo thống nhất tập trung của CMC đối với CAPF".
Nói cách khác, toàn bộ quyền chỉ huy và điều động CAPF đã chuyển sang tay của CMC cũng như Chủ tịch quân ủy Tập Cận Bình, một ý kiến nhận xét.
Phương hướng cải cách CAPF năm 2016 đã từng bước phá vỡ cơ chế quản lý hai bên của CMC và Uỷ ban chính pháp từng tồn tại trước đây.
Ủy ban chính pháp trung ương Trung Quốc là cơ quan chức năng thực hiện công tác lãnh đạo đảng ủy và quản lý chính pháp. Nhiệm vụ chủ yếu là chỉ đạo, phối hợp điều tra, đôn đốc triển khai công tác của các cơ quan như Viện kiểm sát, tòa án, cơ quan công an... nhằm duy trì ổn đình xã hội. |
Trước đây, trong thời kỳ "hổ béo" Chu Vĩnh Khang nhậm chức Ủy viên Ủy ban thường vụ Bộ chính trị khóa 17 kiêm Bí thư Ủy ban Chính pháp (giai đoạn 2007 - 2012), tất cả các Bí thư Ủy ban chính pháp cơ sở và Bộ trưởng Bộ công an đều có quyền can thiệp vào hoạt động của CAPF.
Do đó, điều này đã giúp các đây Tư lệnh cảnh sát dễ dàng được đứng trong hàng ngũ Ủy viên Ủy ban chính pháp trung ương.
Cơ chế này giúp CAPF trở thành "trung tâm quyền lực thứ hai", trực thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban chính pháp.
Đa chiều dẫn lời một nguồn tin cho hay, "cuộc cải cách cơ cấu CAPF này không loại trừ khả năng nhằm xóa bỏ mọi 'dấu vết' liên quan đến vụ án của Chu Vĩnh Khang".
Trong thời gian diễn ra phiên họp "lưỡng hội"đầu năm 2016, Ủy viên Ủy ban chính pháp CAPF - Thượng tướng Tôn Tư Kinh đã đưa ra kiến nghị Chủ tịch quân ủy Tập Cận Bình nên chịu trách nhiệm về "Điều lệ lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc". Điều đó đảm bảo ông Tập Cận Bình có toàn quyền quyết định khi đưa ra mọi quyết sách về CAPF. |