Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đã đăng tải câu chuyện về người phụ nữ được biết đến với tên Đường Loan (Tang Wan), 55 tuổi và những phương pháp giáo dục của cô ta với cậu con trai Bằng Hà (Penghe) năm nay đã 28 tuổi hiện đang học tại một trường Cao Đẳng.
Trao đổi với phóng viên, cô Đường cho biết kể từ khi con trai sinh ra, cô vẫn chưa có một ngày được sống với đúng bản chất của mình.
Cô Đường kể, khi Bằng còn học tiểu học, cô đã đăng ký cho con nhiều lớp học thêm bên ngoài và luôn yêu cầu con phải đạt điểm từ 95 trở lên tại các kỳ thi ở trường.
Hàng ngày, Bằng chưa bao giờ học xong trước 10h tối và khi cô Đường về đến nhà, cô vẫn thường thức cùng anh để đảm bảo con trai làm đầy đủ bài tập về nhà.
Ở Trung Quốc, thuật ngữ ji wa , hay còn được biết đến là “cách nuôi dạy con bằng máu gà” phát minh ra để mô tả những áp lực mà cha mẹ đặt ra cho con cái nhằm yêu cầu họ phải đạt thành tích học tập xuất sắc và tin rằng đây là cách duy nhất để chúng thành công.
Tuy nhiên, cách tiếp cận của cô đã phản tác dụng sau khi Bằng bắt đầu nổi loạn ở trường cấp hai, chơi game trên điện thoại di động thay vì học tập và thậm chí còn tham gia vào những lần đánh nhau hội đồng trong trường.
Sau khi đạt điểm 400 trên 900 trong một kỳ thi, anh cho biết mẹ anh đã đưa anh lên tầng thượng của tòa nhà văn phòng cao hơn 20 tầng của nơi chị làm việc.
Lúc đó bà đứng ở mép tòa nhà và nói với anh rằng “thật xấu hổ khi sống với điểm số như thế”. Cô còn cho biết cô sẽ nhảy khỏi tòa nhà nếu Bằng không chăm chỉ học tập.
Bằng cho biết anh đã vô cùng sợ hãi và phải ôm chân mẹ rồi cầu xin bà đừng nhảy. Nhưng Bằng cũng cho biết “tác dụng của việc đe dọa mà mẹ anh làm ra như vậy chỉ kéo dài trong một tuần”.
Bằng sau đó đã trượt trong kì thi Đại học và phải học tại một trường Cao Đẳng. Chị Đường nói rằng bản thân vô cùng xấu hổ khi đối mặt với các đồng nghiệp của mình, mặc dù một người đã nói với cô rằng tài năng của anh “đã cạn kiệt vì bị cô thúc ép học quá nhiều”.
Nói với phóng viên, Bằng cho biết: “Cho dù tôi có cố gắng thế nào đi chăng nữa, mẹ cũng không nhận ra nỗ lực của tôi”.
Tuy nhiên, chị Đườngcho biết trách nhiệm đó không phải lỗi của chị mà sự thất bại trong học tập của con trai là do bị ảnh hưởng bởi những người bạn cùng lớp cấp hai “giàu có nhưng ngu dốt”.
Không chỉ dừng lại trong việc học tập, Bằng cho biết sự kiểm soát của mẹ thậm chí còn mở rộng đến cả đời sống tình cảm của anh. Bằng chứng là khi anh lớn lên, anh cũng phải chia tay người bạn gái chỉ vì những áp lực của mẹ.
Trong những nỗ lực thoát khỏi sự kiểm soát của mẹ, Bằng đã tìm được việc làm ở Bắc Kinh, cách nhà anh hơn 1.000km. Tuy nhiên, khoảng cách đó cũng không ngăn được chị Đường liên tục gọi điện để giục anh cưới người bạn gái hiện tại và sinh con, điều mà Bằng vẫn chưa mong muốn.
“Mẹ tôi đã khiến cuộc đời tôi từng thất bại.Tôi phải làm gì đó để tránh điều tương tự có thể xảy ra với con của mình”, anh Bằng cho biết.
Câu chuyện của gia đình sau khi được đăng tải đã gây ra nhiều bình luận trái chiều trên các trang mạng xã hội đại lục.
“Thật quá áp lực. Đó là sự áp bức nhân danh tình yêu. Người mẹ yêu bản thân mình hơn con trai mình nên đã áp đặt những kỳ vọng mà bản thân chưa thực hiện được lên cậu bé”, một cư dân mạng bình luận.
QT (SHTT)