Cuộc tập trận Red Flag 17-1 có sự tham gia của hàng chục máy bay các loại của không quân Mỹ và các nước đồng minh.
Các máy bay tham gia tập trận Red Flag 17-1. |
|
Red Flag là cuộc tập trận không quân quy mô lớn được Mỹ tổ chức đều đặn nhiều lần trong năm trên lãnh thổ nước này. Đợt tập trận Red Flag 17-1 kéo dài từ ngày 24/1 đến 10/2 chứng kiến sự xuất hiện của các loại máy bay hiện đại nhất trong biên chế của Mỹ và đồng minh, Aviationist ngày 9/2 đưa tin. |
|
Siêu tiêm kích F-35A là tâm điểm của đợt tập trận này với thành tích 15:1, tức là chỉ mất một máy bay sau khi hạ 15 chiếc của đối phương. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự đã đặt nghi vấn về thành tích thật sự của loại tiêm kích này. |
|
Máy bay tàng hình F-22 của Phi đoàn tiêm kích số 27 cũng góp mặt với nhiệm vụ kiểm soát bầu trời và tiêu diệt tiêm kích đối phương. |
|
Mỹ đã triển khai các tiêm kích F-15C được trang bị radar mảng pha chủ động (AESA) AN/APG-63V3 từ Phi đoàn tiêm kích số 159. Đây là một trong những phiên bản hiện đại nhất của dòng F-15C. |
|
Hải quân Mỹ triển khai nhiều biên đội máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler để hỗ trợ lực lượng quân xanh (đồng minh) trong bài tập tấn công mục tiêu mặt đất. |
|
Máy bay cảnh báo sớm E-3 đóng vai trò "mắt thần", chuyên phát hiện các mục tiêu của đối phương và điều phối hoạt động chiến đấu của quân xanh. |
|
Những chiếc máy bay tiếp dầu KC-135 bảo đảm khả năng hoạt động liên tục trên không của các biên đội tiêm kích, đồng thời giúp phi công làm quen với quy trình tiếp dầu trên không vốn rất nguy hiểm |
|
Máy bay RC-135V Rivet Joint của Phi đoàn trinh sát số 38 có khả năng phát hiện, nhận dạng và định vị các tín hiệu thông tin liên lạc từ mặt đất, giúp thu thập thông tin tình báo tín hiệu (SIGINT) và nghe trộm đối phương. |
|
Không quân hoàng gia Anh đã đưa một số tiêm kích Eurofighter Typhoon FGR4 đến Red Flag năm nay. |
|
Máy bay cảnh báo sớm E-7 của không quân Australia cũng nằm trong nhóm hỗ trợ của Red Flag 17-1. |
|
Đối thủ của họ là các tiêm kích F-16C Block 32 đóng vai địch (Aggressor) thuộc Phi đoàn tiêm kích số 64. Các máy bay của phi đoàn này đều được sơn màu, phù hiệu và trang bị giống hệt các đối thủ tiềm tàng của Mỹ và NATO. Mục đích chính là nhằm huấn luyện phi công cho các tình huống chiến đấu trên chiến trường thật sự. |
Theo Tử Quỳnh (VnExpress.net)