Cuộc sống của ‘cư dân’ tại Thung lũng Silicon Trung Quốc (P2): Tiền nhiều để làm gì, khi ngay cả thời gian… yêu cũng không có?

02/04/2019 19:03:00

Yang, 33 tuổi, sống cùng vợ và cha mẹ ở ngoại ô Bắc Kinh. Yang làm quản lý sản phẩm tại một công ty internet ở Xierqi, một khu công nghệ cao khác ở “Thung lũng Silicon” Bắc Kinh. Hàng ngày, Yang ra khỏi nhà lúc 6 giờ sáng, trải qua khoảng 150 phút trên 2 tuyến tàu điện ngầm và xe bus đưa đón của công ty, để tới chỗ làm của mình tại Xierqi.

“Chỉ cần đặt lưng xuống ghế, trong trường hợp có một chỗ ngồi trống, tôi có thể ngủ ngay lập tức. Thậm chí, nhiều lúc tôi ngủ đứng luôn trên tàu hoặc xe” – Yang cho biết. Nhiều người buộc phải lựa chọn như Yang để theo đuổi sự nghiệp và giấc mơ giàu sang tại “Thung lũng Silicon”.

Cuộc sống của ‘cư dân’ tại Thung lũng Silicon Trung Quốc (P2): Tiền nhiều để làm gì, khi ngay cả thời gian… yêu cũng không có?

Vợ Yang, 29 tuổi, làm quản lý sản phẩm tại Wangjing, Bắc Kinh từng được biết đến với cái tên “Phố Hàn Quốc”. Cũng như Yang, cô kết thúc một ngày làm việc căng thẳng, và trở về nhà sau một chuyến đi dài mệt mỏi, thường là lúc đồng hồ sắp điểm 12h khuya. Vòng quay đầy áp lực này tiếp tục lặp lại vào 6h sáng hôm sau.

Gần 1 năm qua, vợ chồng Yang đã cố gắng để có thể có một đứa con nhưng bất thành. Lý do là họ quá mệt mỏi sau những chuỗi ngày dài làm việc đến mức dù muốn sinh con nhưng lại chẳng thể nhóm lên “lửa” đam mê trong chuyện ấy.

“Cô ấy sắp 30 tuổi rồi. Hi vọng, mọi chuyện sẽ có kết quả tốt trong một ngày không xa” – Yang nói trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Hoa Nam buổi sáng (SCMP).

Số khác chấp nhận đánh đổi nhiều tiếng vạ vật trên tàu xe, bằng cách… chi nhiều tiền hơn. Bu, 25 tuổi, một chuyên gia tiếp thị sản phẩm công nghệ, tháng trước đã chuyển tới một khu phức hợp tại Xierqi, cách văn phòng làm việc của cô khoảng 10 phút đi bộ.

Cuộc sống của ‘cư dân’ tại Thung lũng Silicon Trung Quốc (P2): Tiền nhiều để làm gì, khi ngay cả thời gian… yêu cũng không có? - 1

Bu, cùng 2 phụ nữ độc thân khác thuê chung một căn hộ tại khu phức hợp Xierqi, mỗi người trả 4.000 nhân dân tệ (gần 600 đô-la Mỹ) một tháng chỉ để trang trải chi phi thuê nhà. Trước khi chuyển tới nơi ở mới, Bu thuê một căn hộ gần trung tâm Bắc Kinh, khu Chaoyang, chỉ với 3000 Nhân dân tệ/tháng.

Việc chuyển tới khu phức hợp của Xierqi, để thuận tiện cho phát triển sự nghiệp, cũng khiến Bu, một cô gái trẻ phải đánh đổi nhiều thú vui của bản thân: Cơ hội nhâm nhi những tách Capucchino ở trung tâm Bắc Kinh, một căn hộ đàng hoàng cho riêng mình, những chuyến thăm bảo tàng nghệ thuật, các đêm diễn nhạc kịch và tất nhiên cả cơ hội gặp những chàng trai khác với những "rô-bốt người" như tại Thung lũng Silicon…

“Tôi cảm thấy như mình đang… bị đày ra khỏi Bắc Kinh vậy”, Bu nói.

Các công ty công nghệ ở Trung Quốc, đặc biệt là tại “Thung lũng Silicon” luôn mong đợi nhân viên của họ làm việc nhiều giờ như cách chứng tỏ sự cống hiến. Với các cư dân ở “Thung lũng Silico” 996 là một từ khóa công việc quen thuộc, đôi khi đến mức ảm ảnh: làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối và làm sáu ngày một tuần.

ByteDance có trụ sở tại Zhongguancun, đơn vị điều hành ứng dụng video nổi tiếng TikTok, đã giảm bớt cường độ công việc một chút bằng cách đề ra chính sách “một tuần lớn/nhỏ”. Hiểu đơn giản, mỗi tháng một nhân viên của ByteDance sẽ có 2 tuần làm việc 6 ngày (tức cả thứ Bảy) và 2 tuần làm việc năm ngày (từ Hai tới Sáu).

Cuộc sống của ‘cư dân’ tại Thung lũng Silicon Trung Quốc (P2): Tiền nhiều để làm gì, khi ngay cả thời gian… yêu cũng không có? - 2

Ranh giới giữa công việc và cuộc sống riêng tư càng bị xóa nhòa bởi vô số dịch vụ hỗ trợ nhân viên của các công ty tại “Thung lũng Silicon”, từ bữa ăn miễn phí, xe đưa đón, phòng tập thể dục tại chỗ đến cửa hàng cắt tóc cũng như nhiều lựa chọn giải trí khác.

“Các công ty tại thung lũng Silicon muốn đảm bảo chắc chắn rằng, nhân viện của họ hoàn toàn tập trung cho công việc. Chỉ công việc mà thôi” - Wang, 26 tuổi, quản lý sản phẩm ở Xierqi cho biết, công ty cô còn cung cấp dịch vụ nail, tóc, mát-xa trị liệu miễn phí cho các nhân viên. Với nhiều cư dân tại Thung lũng Silicon đây chẳng qua là một hình thức "bóc lột" tinh vi.

Nhưng kể cả khi được thừa hưởng dịch vụ miễn phí hay đáp ứng tận răng nhiều loại nhu cầu, các cư dân ở Thung lũng Silicon cũng không gắn bó đủ lâu với nơi này. “Tuổi thọ” công việc đối với một nhân viên công nghệ tại Thung lũng Silicon (Mỹ) là 3,65 năm, nhưng tương tự tại Trung Quốc, con số này chỉ chưa đầy 2,6 năm.

Áp lực, khối lượng công việc khủng khiếp cùng nỗi ám ảnh về sự tồn tại như những “cỗ máy người” tại thung lũng Silicon, tệ hại hơn, là nguyên nhân dẫn tới nhiều cái chết thương tâm. Năm 2015, Li Junming, 31 tuổi, một chuyên gia lập trình của công ty truyền thông xã hội danh tiếng Tencent, chết sau một cơn trụy tim đột ngột trong lúc đi dạo cùng với người vợ đang mang thai đứa con đầu lòng

Cuộc sống của ‘cư dân’ tại Thung lũng Silicon Trung Quốc (P2): Tiền nhiều để làm gì, khi ngay cả thời gian… yêu cũng không có? - 3

Một năm sau, Jin Bo, 34 tuổi, phó tổng biên tập của diễn đàn trực tuyến Tianya, qua đời tại ga tàu điện ngầm ở Bắc Kinh, với lý do tương tự. Năm ngoái, một nhân viên 25 tuổi tại nhà sản xuất máy bay không người lái DJI có trụ sở tại Thâm Quyến, Thung lũng Silicon non trẻ nhất Trung Quốc, cũng chết vì trụy tim.

Trở lại với câu chuyện của Yang. Anh và vợ đang cân nhắc một cách nghiêm tục chặng đường tiếp theo của cuộc đời họ. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tại Xierqi, hiện Yang giữ một vị trí cấp trung tại công ty internet hàng đầu nhưng anh cũng đã đạt đến mức trần trong sự nghiệp, khó có thể vươn cao hơn.

Yang đang tính tới việc rời “Thung lũng”, điều hành một doanh nghiệp tư nhân để anh có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và chuẩn bị sẵn sàng cho những đứa con trong tương lai. “Sự nghiệp biết thế nào là đủ nhưng gia đình và hạnh phúc của bản thân cùng những người xung quanh bạn không phải là giá trị nhất trong cuộc đời hay sao?”

Nhưng không phải ai cũng như Yang. Những người khác, lựa chọn tiếp tục ở lại, chiến đấu, và theo đuổi khát vọng đổi đời cùng sự nghiệp thăng tiến đến cùng.

Xu Kaiqiang, 28 tuổi, một lập trình viên của COO  - công ty khởi nghiệp robot có trụ sở tại Nam Sơn, Thâm Quyến, đang nỗ lực để trở thành một người lãnh đạo nhóm hoàn hảo. Bắt đầu từ chính ngoại hình của mình. Sáu tháng qua, Xu áp dụng chế độ ăn kiêng và đều đặn học vũ đạo 3 ngày mỗi tuần, giúp anh giảm được tới 20kg.

Cuộc sống của ‘cư dân’ tại Thung lũng Silicon Trung Quốc (P2): Tiền nhiều để làm gì, khi ngay cả thời gian… yêu cũng không có? - 4

Nhưng Xu, như rất nhiều thanh niên trẻ của “Thung lũng Silicon”, cũng chẳng buồn che giấu một sự thật đầy… mỉa mai đối với một người đang thành công. Kể từ khi trở thành “cư dân” nơi này, anh không có nổi một mảnh tình vắt vai nào.

“Yêu một ai đó, ngay cả nghĩ về chuyện đấy thôi, tôi cũng chẳng có thời gian”.

Nhưng sự thịnh vượng của các Thung lũng Silicon tại Trung Quốc, giờ cũng không còn được như trước nữa.

Vào cuối năm 2018, nhiều công ty công nghệ đã công bố kế hoạch cắt giảm lợi ích, tiền thưởng và công việc trong bối cảnh tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc thấp nhất trong vòng hơn 3 thập kỉ qua. Vào tháng 1/2019, các giao dịch đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc chỉ đạt tổng trị giá 4,3 tỷ USD, giảm gần 70% so với cùng kì năm ngoái- kết quả nghiên cứu của Zero2IPO.

Công ty chia sẻ xe trực tuyến Ofo là ví dụ điển hình cho sự kết thúc của những năm tháng thịnh vượng tại “Thung lũng Silicon”. Thành lập vào năm 2014 tại Zhongguancun, “start-up” Ofo từng được định giá 2,2 tỷ đô la vào giữa năm ngoái, nhưng hiện đang phải đối mặt với khủng hoảng nghiêm trọng về nguồn vốn, và buộc phải cắt giảm nhiều loại hình dịch vụ cũng như số lượng trong bối cảnh cuộc cạnh tranh giữa những sản phẩm công nghệ tương tự ngày càng khốc liệt.

THANH XUÂN (SHTT)

Nổi bật