Bản di chúc kỳ lạ
Trước khi về hưu, ông Lưu (Liêu Dương, Liêu Ninh, Trung Quốc) từng là trưởng phòng tại công ty chuyên cung cấp vật liệu xây dựng. Vào năm 26 tuổi, ông kết hôn với bà Tường. Hai người xây dựng gia đình và có 3 người con trai.
Sau khoảng 15 năm chung sống, ông Lưu và bà Tường quyết định ly hôn do bất hòa tình cảm và không thể tiếp tục chung sống. Ở thời điểm đó, ông Lưu được chia căn nhà 80m2, còn vợ cũ nhận số tiền mặt là 500.000 NDT.
Đến năm 2000, ông Lưu nảy sinh tình cảm với bà Giang - người làm cùng công ty tại thời điểm đó. Hai người đến với nhau có sự công nhận của pháp luật nhưng không sinh con. Song họ sống với nhau rất yên bình, hiếm khi xảy ra xích mích.
Cho đến năm 2021, ông Lưu dần cảm thấy sức khỏe của bản thân không ổn nên tranh thủ mời luật sư đến nhà lập di chúc. Trong bản di chúc, cụ ông này đã nêu rõ 3 điều:
Không tổ chức tang lễ tốn kém. Mọi chi phí tang lễ sẽ do bà Giang và người con trai cả của ông lo liệu. Vì bà Giang đã chăm sóc ông những lúc đau ốm. Nên ông quyết định trao lại căn nhà hiện tại trị giá 2 triệu NDT (khoảng 7 tỷ đồng) cho bà. Người thân trong gia đình phải tôn trọng nội dung bản di chúc và thực thi đúng.
Cuối di chúc, ông Lưu còn ghi rõ “Tôi lập di chúc này trong lúc tỉnh táo và không có ai ép buộc”. Sau đó, ông cẩn thận làm đầy đủ các thủ tục công chứng để tránh xảy ra tranh chấp sau này.
Theo 163, dẫu có lương hưu cao, song cụ ông này thường xuyên mắc bệnh. Chi phí chữa trị tốn kém nên ông không tiết kiệm được nhiều tiền. Căn nhà đang ở khi đó là tài sản duy nhất ông có được. Để thay cho lời cảm ơn đến người đã đồng hành với mình ở đoạn cuối cuộc đời, ông quyết định dành tặng căn nhà cho bà Giang. 3 người con trai ông không được gì.
3 con chồng kiện mẹ kế ra tòa
Sau khoảng 6 tháng lập di chúc, ông Lưu qua đời. Người lo hậu sự cho ông cụ chỉ có bà Giang. Các con của ông chỉ trở về khi luật sư yêu cầu gặp mặt để công bố di chúc.
3 người con của ông đều đinh ninh rằng căn nhà còn lại chắc chắn thuộc về mình. Song thực tế mọi chuyện lại không như vậy. Theo đúng nội dung di chúc, bất động sản này thuộc về bà Giang.
Ngay khi biết sự thật này, tất cả các con của ông Lưu tỏ ra không đồng ý. Họ yêu cầu luật sư cho xem nội dung di chúc. Không thể thay đổi được gì, những người này kiện bà Giang ra tòa nhằm đòi lại căn nhà đến cùng.
Các con của ông Lưu cho rằng bản di chúc này không có giá trị pháp lý. Họ suy luận rằng bố mình mắc Parkinson và Alzheimer cùng một số hội chứng khác ở những năm cuối đời. Điều này khiến khả năng cử động chân tay bị hạn chế, đầu óc không được tỉnh táo, mắt đã mờ. Nên ông khó có thể tự lập di chúc. Lợi dụng điều này bà Giang đã ép ông Lưu viết di chúc theo ý mình nhằm lấy được căn nhà. Nên họ cho rằng bản di chúc không đúng. Tài sản của ông cụ cần được chia theo đúng Luật thừa kế. Ở hàng thừa kế hợp pháp thứ nhất, vợ chồng, con cái ông Lưu sẽ được thừa hưởng căn nhà này.
Khi thấy các con của Lưu cho rằng bà Giang ép ông Trần lập bản di chúc này, tòa án đã yêu cầu gia đình cung cấp bằng chứng. Tuy nhiên, 3 người con trai không thể cung cấp dữ liệu tương ứng.
Sau thời gian làm việc, cuối cùng, tòa án khẳng định bản di chúc của ông Lưu là hợp pháp. Tất cả cần phải tuân thủ và tôn trọng nội dung di chúc.
Sau cùng, căn nhà trị giá 2 triệu NDT vẫn thuộc về bà Giang. Song không muốn vướng vào những rắc rối không hay sau này, bà Giang đã đưa ra quyết định vô cùng bất ngờ: Trao tặng lại căn nhà này cho các con của ông Lưu. Bà chuyển đến nơi ở mới và không mang theo bất kỳ món đồ giá trị nào.
Nguồn: 163
Theo Nguyệt (Nguoiduatin.vn)