Nói đến "Tam hải" (một kiểu trang trí trên gốm sứ Trung Quốc), những người trong giới chuyên môn đều biết giá trị của nó không thể đo đếm được bằng con số tiền tệ. Nhưng nếu đặt nó vào thời nhà Đường cách đây 1000 năm thì Tam hải là một thứ rất bình thường. Chúng thường chỉ được sử dụng trong các ngôi mộ như một loại vũ khí "trừ ma".
Đã từng có một câu chuyện về ngôi mộ cổ được lưu truyền như sau: Năm 1981, trong quá trình thi công dự án, một nhóm người đã cho nổ một phần núi và vô tình phát hiện ra lăng mộ. Khi tiến vào trong, bọn họ sợ hãi quay đầu bỏ chạy, kêu to: "Có quái vật".
Các nhà khảo cổ đã đến để thực hiện việc khai quật ngôi mộ cổ. Tuy nhiên khi mới bước vào, họ nhìn thấy một số người ngồi đứng bên cạnh chiếc quan tài. "Con quái vật" này khiến các chuyên gia sợ hãi rút lui mấy lần.
Nói đến đây, có lẽ sẽ có người cho rằng đây chỉ là cường điệu vì các nhà khảo cổ đã tiếp xúc với không ít lăng mộ và thi thể, làm sao có thể bị dọa chỉ vì những chiếc bóng? Tuy nhiên đây là chuyện đã xảy ra ở những năm 70 - 80 của thế kỷ trước. Khi đó, công nghệ khai quật còn lạc hậu nên người ta chưa thể xác định được vật ở bên trong nên không dám mạo hiểm.
Sau nhiều lần điều tra, cuối cùng các chuyên gia đã xác nhận "quái vật "là giả mạo. Ngày nay chúng thường được gọi là "thú gác mộ".
Những bức tượng này được tạo hình giống một con quái vật khiến người ta khiếp sợ có tác dụng răn đe yêu ma và bảo vệ chủ nhân ngôi mộ dưới âm phủ.
Sau đó, nhóm khảo cổ đã phát hiện ra văn bia ở bên trong và xác định danh tính chủ nhân của ngôi mộ. Người ở bên trong thực ra là một vị tướng nhà Đường có tên là An Bồ và vợ ông ta
Trong lịch sử có, An Bồ vốn là tướng quân dưới trướng của vua Đột Quyết. Sử sách ghi lại rằng ông là một người dũng cảm, trí dũng song toàn. Sau này con trai của ông là An Kim Tàng đã trở thành một nhạc công và phụ trách nghi thức triều đình.
An Bồ được phong là tướng quân vì chiến công hiển hách nhưng con trai ông không được kế thừa vì "nghiệp vụ không phù hợp". An Kim Tàng sau đó trở thành thân tín của "tứ hoàng tử" Lý Đán.
Kết quả là Lý Đán không trở thành Hoàng đế. Điều này cũng khiến tương lai của của An Kim Tàng trở nên mờ mịt. Sau này, khi cha qua đời, An Kim Tàng đã chọn chôn cất cha trên núi. Anh biết rằng thời Đường phổ biến việc "chặt núi làm lăng". Tuy nhiên do không có nhiều bổng lộc nên việc xây lăng mộ cho cha mẹ của An Kim Tàng cũng rất sơ sài. Điều này một phần giải thích cho việc ngôi mộ đã vô tình bị nổ tung.
Bên cạnh đó, đồ chôn cất trong lăng mộ chủ yếu được làm bằng gốm, sứ và các vật dụng hàng ngày khác. Trong đó có một số lượng lớn Tam hải. Đây là minh chứng chứng tỏ rằng Tam hải của hàng nghìn năm trước không phải là một vật quý giá.
Cho đến nay, Tam hải thời Đường là báu vật. Những thứ được tìm thấy trong lăng mộ của An Bồ được các chuyên gia xếp vào danh sách bảo vật quốc gia. Hiện chúng được trưng bày trong Bảo tàng Lạc Dương, Trung Quốc.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Sunnews
Theo Thuy Anh (Pháp Luật & Bạn Đọc)