Con sông lớn nhất Trung Quốc đang dần 'bốc hơi'

01/03/2021 10:00:59

Xie Zhicai, một nhà nghiên cứu từ Viện Thủy sinh tại Học viện Khoa học Trung Quốc ở Vũ Hán, cho biết lượng nước giảm sút ở sông Dương Tử có thể gây ra các tác động dây chuyền đối với môi trường.

Sau khi kiểm tra dữ liệu từ các trạm mặt đất và hình ảnh vệ tinh trong nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu Trung Quốc ước tính rằng mực nước sông Dương Tử (sông Trường Giang) trung bình đã giảm khoảng 2cm sau mỗi 5 năm kể từ những năm 1980.

Là nơi sinh sống của 460 triệu người, khu vực sông Dương Tử bao gồm cả "đầu tàu kinh tế" Thượng Hải và chiếm hơn 1/3 GDP của Trung Quốc. Trong suốt chiều dài lịch sử, sông Dương Tử là một nguồn tài nguyên dồi dào, hỗ trợ sản xuất thực phẩm và giao thương đường thủy cho người dân sống xung quanh.

Nhiều người vẫn tin rằng tổng lượng nước sẽ gần như không đổi, dựa trên một giả thuyết rằng lượng nước đã được sử dụng cuối cùng sẽ trở về với môi trường. Và thật khó để chứng minh tính đúng sai của giả thuyết này.

Con sông lớn nhất Trung Quốc đang dần 'bốc hơi'
Mực nước sông Dương Tử liên tục giảm trong hàng chục năm qua (ảnh: Reuters)

Đầu tháng 2 năm nay, Chính phủ Trung Quốc cho biết, hơn 500.000 ha đất của nước này bị ảnh hưởng bởi hạn hán, hơn 330.000 người sống ở khu vực nông thôn vùng phía Nam, phía Đông Trung Quốc lâm vào tình trạng thiếu nước uống.

Sau trận lũ lụt lịch sử, kể từ tháng 10 năm ngoái, lượng mưa tại khu vực phía Nam sông Dương Tử – con sông dài nhất Trung Quốc – đã giảm 50%-80% so với bình thường.

Lưu vực sông Dương Tử là nơi sinh sống của hơn 460 triệu dân Trung Quốc, chiếm 1/3 tổng GDP cả nước. Con sông đem đến nguồn tài nguyên nước dồi dào, phục vụ tưới tiêu, giao thông đường thủy và nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

Theo chuyên gia Nie, biến đổi khí hậu khiến lượng mưa ở khu vực sông Dương Tử suy giảm. Nhiệt độ toàn cầu ấm lên cũng khiến lượng nước bị bốc hơi của con sông tăng lên.

Cùng với sự suy giảm của mực nước, một số hiện tượng cực đoan như lũ lụt và hạn hán ở khu vực sông Dương Tử được cảnh báo là sẽ gia tăng trong các năm tới.

“Khi mực nước hạ thấp, nồng độ các chất ô nhiễm của sông Dương Tử sẽ tăng lên và đầu độc các loài thủy sinh. Sự cân bằng sinh thái của con sông cũng bị thay đổi. Các loài ưa môi trường khô sẽ phát triển, một số loài khác thì tuyệt chủng do không thể thích nghi”, Xie Zhicai – chuyên gia từ Viện Thủy sinh thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc – nói.

Khi mực nước trên sông Dương Tử xuống thấp, vai trò của 15 con đập trên sông, bao gồm cả Tam Hiệp – đập thủy điện lớn nhất hành tinh – trở nên ngày càng lớn. Điều này đồng với việc chu trình điều tiết nước tự nhiên sẽ bị phá vỡ.

Đức Minh (nguoiduatin.vn)

Nổi bật