Ngày 25/6/2013, nền tảng tra cứu kết quả tuyển sinh đại học ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã được mở. Dương Đình Đình là một trong nhiều thí sinh dự thi năm đó. Sau khi kiểm tra, cô nhận được kết quả tổng điểm 586, xếp hạng tỉnh 684. Điều này có nghĩa là Dương Đình Đình có thể vào một trường đại học chất lượng cao.
Sau khi biết tin, bố mẹ cô bé vui mừng đến mức tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi người thân và bạn bè, đồng thời khoe khoang với mọi người. Để thưởng cho con gái, cha của cô còn mua vé xem buổi hòa nhạc của ngôi sao nổi tiếng.
Tuy nhiên, mọi chuyện không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Sau khi tra điểm, bước tiếp theo là điền đơn. Dương Đình Đình điền nguyện vọng vào những trường đại học top đầu. Nửa tháng trôi qua, các bạn trong lớp đều đã nhận được thông báo nhập học, nhưng Dương Đình Đình vẫn chưa nhận được được bất cứ tin tức nào.
Quá nóng lòng, cô gái trẻ lên nền tảng tra cứu thông tin kỳ thi tuyển sinh đại học. Tuy nhiên, một điều bất ngờ đã xảy ra. Lúc đầu, cô tưởng trang web tạm thời bị sập do có quá nhiều người truy vấn, nhưng dù làm thế nào cũng tra không ra.
Thấy bất thường, cô gái tra lại điểm thi của mình. Lúc này, Dương Đình Đình và người thân không thể chấp nhận là vì điểm thực tế của cô chỉ có 364 điểm. Số điểm này thậm chí chưa thể vào được một trường đại học tầm trung.
Không chấp nhận kết quả này, gia đình cô cho rằng có thể có sự nhầm lẫn nào đó. Tuy nhiên, cán bộ khảo thí cho biết, không có sai sót gì ở đây. Họ đã đối chiếu với căn cước công dân của thí sinh.
Đầu tháng 8/2013, cha của Dương Đình Đình đưa con gái đến cơ quan khảo thí giáo dục tỉnh Phúc Kiến và yêu cầu xác minh bài thi. Tuy nhiên, khi giám thị lấy bài thi của cô ra để chứng minh, họ vẫn không tin.
Hóa ra sở dĩ điểm thi đại học của Dương Đình Đình thấp như vậy là do cô không viết luận bằng tiếng Trung mà chỉ điền đáp án cho những câu hỏi trắc nghiệm, thậm chí còn có chỗ trống một số bài trong các môn toán, tiếng Anh, tổng hợp…
Dẫu vậy, Dương Đình Đình không hề nhận sai. Cô lấy lý do những bài thi này không phải của mình, chữ viết bên trên không giống của cô. Để chứng minh mình đúng, nữ sinh thậm chí còn nhớ lại các đáp án, chép ra để đối chứng. Nhưng những câu trả lời này không khớp. Thậm chí người ta còn phát hiện bài luận Dương Đình Đình viết có phần giống trên mạng.
Cơ quan khảo thí kết luận, kết quả của thí sinh Dương Đình Đình không đổi. Cô chỉ đạt 364 điểm.
Không đồng ý với kết quả này, cha của nữ sinh đã kiên quyết đưa cơ quan khảo thí địa phương ra tòa và liên hệ với giới truyền thông để tìm kiếm lời giải thích cho mình.
Kết luận cuối cùng
Đầu tháng 9 năm 2013, vụ án “điểm thi đại học của Dương Đình Đình bị giả mạo” được xét xử tại tòa án. Để chứng minh vô tội, cơ quan giáo dục địa phương đã giao bài kiểm tra có chữ ký của Dương Đình Đình cho công tố viên để nhận dạng chữ viết.
Mặc dù chữ viết trên bài thi được viết nguệch ngoạc nhưng bạn cùng lớp và giáo viên bộ môn của Dương Đình Đình đã xác nhận rằng nó gần giống với chữ viết của chính nữ sinh. Hơn nữa, theo những bức ảnh do cơ quan khảo thí công bố, cô không viết bài luận.
Đối mặt với những bằng chứng không thể chối cãi, Dương Đình Đình đành thừa nhận với bố mẹ rằng quả thực mình đã nói dối và kết quả chính thức đúng với trình độ thật của cô.
Nguồn cơn của lời nói dối xuất phát từ 2 năm trước. Cụ thể, vào năm 2011, cô có thi và đạt được 512 điểm. Tuy không cao nhưng cũng đủ để vào được một trường đại học tốt. Thế nhưng, số điểm này chưa thể làm hài lòng cha mẹ cô.
Vì vậy, cha mẹ đã buộc cô phải học lại thêm một năm nữa để thi được điểm cao hơn. Họ thậm chí còn cho con gái đăng ký vào gần mười lớp luyện thi. Suốt thời gian đó, cô không bao giờ đi ngủ trước 2 giờ sáng.
Năm 2012, vì gặp tai nạn, cô bỏ lỡ kỳ thi đại học. Thêm một năm ôn luyện, nhiệt huyết và sức lực của nữ sinh không thể như trước. Cho đến kỳ thi đại học năm 2013, cô vẫn tham gia theo mong muốn của cha mẹ. Nhưng đổi lại, điểm số trái ngược hoàn toàn so với mong muốn của họ.
Câu chuyện của Dương Đình Đình sau đó được lan truyền. Nó cũng trở thành bài học cho các bậc phụ huynh cũng như các sĩ tử. Việc cha mẹ đặt kỳ vọng vào con cái là điều không thể tránh khỏi. Nhưng cha mẹ cũng nên thấu hiểu và trò chuyện với con, để con không bị áp lực, từ đó dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Theo Thùy Anh (Nguoiduatin.vn)