Chuyện tế nhị của các thủy thủ tàu ngầm Việt Nam

29/08/2016 10:04:00

Chuyện ăn uống và cả chuyện tế nhị ở dưới độ sâu hàng trăm mét của các thủy thù tàu ngầm Kilo chắc chắn không thể "bình thường" như ở mặt đất...

Chuyện ăn uống và cả chuyện tế nhị ở dưới độ sâu hàng trăm mét của các thủy thù tàu ngầm Kilo chắc chắn không thể "bình thường" như ở mặt đất...

Tại hội thảo này, các chuyên gia đầu ngành đã xây dựng 2 khẩu phần ăn: Mức cơ sở tại bến và mức cơ sở đi biển.

Chuyen te nhi cua cac thuy thu tau ngam Viet Nam
Mô hình tàu ngầm Kilo với các khoang bên trong. Ảnh: Infonet

2 mức thức ăn này đều phải đa dạng, sử dụng nhiều loại thực phẩm có sẵn tại địa phương trên cơ sở cân nhắc khả năng chế biến. Thực phẩm lựa chọn ưu tiên dễ tiêu hóa, hấp thu và phù hợp với điều kiện của đơn vị. Bữa ăn sẽ được xây dựng để hạn chế nấu ăn trên tàu.

Bữa ăn trong ngày đảm bảo 3 bữa chính (sáng, trưa, tối) và 2 bữa phụ. Phân chia năng lượng, bữa sáng 25%, bữa trưa 30%, 2 bữa phụ mỗi bữa cung cấp 10%, bữa tối 25% tổng năng lượng.

Mỗi bữa chính sẽ có 2 món mặn, 1 món canh, 1 món xào hoặc luộc, 1 món cơm, 1 món tráng miệng và đồ uống. Bữa phụ sẽ có sữa và hebi (sản phẩm cao năng lượng và bổ sung vi chất dinh dưỡng) và hoa quả.

Trước đó, PGS.TS, BS. Nguyễn Thanh Chò, Chủ nhiệm bộ môn Dinh dưỡng, Bệnh viện 103 – Học viện Quân Y cho biết: “Chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho các thủy thủ làm việc dưới tàu ngầm phải đảm bảo những nhu cầu chung tối thiểu là không khí, nước sạch, ánh sáng, nhiệt độ và các nhu yếu phẩm riêng theo tiêu chuẩn riêng để đảm bảo cho các thủy thủ đoàn có thể hoạt động làm việc bình thường cũng như nâng cao khả năng thích nghi và sức chịu đựng trong thời gian đi biển độc lập dài ngày”.

Chuyen te nhi cua cac thuy thu tau ngam Viet Nam
Tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam.

Hồi năm 2012, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ mới (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) cũng đã bước đầu nghiên cứu sản xuất thành công sản phẩm viên nén thực phẩm chức năng sử dụng cho lực lượng tàu ngầm.

Sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thiên nhiên. Viên nén được thiết kế theo tiêu chí thực phẩm cứu sinh (tối ưu về dinh dưỡng, tối thiểu về trọng lượng).

Mỗi viên nén có khối lượng từ 3g đến 3,5g, năng lượng từ 8 Kcal/viên đến 10 Kcal/viên, được đóng gói phù hợp, thuận tiện trong sử dụng (sản phẩm dùng cho cá nhân được đóng gói dạng tuýp, dùng cho tập thể được đóng gói trong hộp thiếc).

Sản phẩm được dùng để bổ sung hoàn thiện khẩu phần ăn hàng ngày hoặc có thể sử dụng thay thế bữa ăn trong tình huống cứu sinh, thủy thủ tàu ngầm có thể nhai, ngậm để bổ sung dinh dưỡng, chống oxi hóa, chống căng thẳng và mệt mỏi.

Sinh nhật dưới đáy biển

Trung tá Nguyễn Văn Bách, thuyền trưởng tàu ngầm HQ-183 TP.HCM  (thuộc Lữ đoàn tàu ngầm 189) kể rằng, trong chuyến lặn đầu tiên xuống lòng biển của anh em tàu ngầm là phải uống cạn nửa lít nước biển mà không được rớt một giọt, nếu không sẽ phải uống lại từ đầu.

“Tục uống nước biển đối với lực lượng tàu ngầm như lời tuyên thệ chính thức trở thành sĩ quan tàu ngầm và trung thành khi tham gia lực lượng tàu ngầm. Tục này để ngầm hiểu vượt qua rủi ro để không phải uống nước biển thêm lần nữa và cũng nguyện cho tàu ngầm có số lần nổi, chìm ngang nhau” - Trung tá Bách chia sẻ.

Dịp sinh nhật trên tàu ngầm dưới lòng biển sâu có lẽ là điều khó quên và không phải ai cũng vinh dự được trải qua.

Sinh nhật thuyền trưởng ngoài quà tặng còn một giấy chứng nhận kèm lời chúc rất trang trọng, có tờ chứng nhận này sẽ rất tự hào.

Còn đối với các cán bộ, sĩ quan khác thì vẫn được tổ chức trang trọng và quà tặng dù chỉ là gói bánh, gói cà phê.

Trung tá Bách cũng chia sẻ một dấu ấn, hồi ngày 6/12/2014, kíp tàu HQ-183 TP.HCM do anh chỉ huy đã thực hiện cú lặn sâu kỷ lục đến 285 m trong khi độ sâu lặn theo thiết kế của tàu HQ-183 TP.HCM, mệnh danh là “hố đen đại dương”, là 300 m khiến chuyên gia Nga cũng phải thán phục.

Chuyen te nhi cua cac thuy thu tau ngam Viet Nam
Trung tá Nguyễn Văn Bách, thuyền trưởng tàu ngầm HQ-183 TP.HCM (phải), tặng ông Võ Văn Thưởng, Phó Bí thư Thường trực TP.HCM, chai nước biển lấy từ độ sâu 285 m. Ảnh: Infonet

Cho đến chuyện "giải tỏa nỗi buồn"...

Đây là một chuyện tưởng như là vấn đề sinh lý rất bình thường ở đất liền nhưng hóa ra lại vô cùng phức tạp dưới tàu ngầm.

Đại tá Trần Thanh Nghiêm - Lữ đoàn trưởng tàu ngầm 189 từng hóm hỉnh: "Đi vệ sinh trong tàu ngầm là một quy trình khoa học và đạt đến trình độ nghệ thuật..."

Phòng vệ sinh trên tàu ngầm là một cái phòng xinh xắn. Mọi thủy thủ được huấn luyện và phải tập nhiều lần trước khi... mình là người thực tế.

Đi bồn cầu xong, xả nước, đóng van. Ngón tay phải nhè nhẹ chỉnh van cân bằng áp suất. Nhìn đồng hồ... Một quy trình trước khi nhấn nút để hệ thống tự động tống chất thải ra ngoài.

Nhưng cái khó khăn và phức tạp của 'công cuộc đi vệ sinh' là bao giờ hệ thống tự thải cũng có áp lực dư. Nếu thủy thủ đi vệ sinh xong, cần chỉnh van áp suất mà nhanh ẩu đoảng, không nhìn kim đồng hồ, hoặc trông gà hóa quốc, giản đơn hấp tấp chỉnh sai số, thì rất có thể áp lực dư sẽ đầy chất thải bắn ngược trở lại với sức mạnh có thể dựng được cột nước cao từ 100-200m.

"Thủy thủ trong mơ cũng phải biết phải nhớ tay phải đóng van này, tay trái chỉnh van kia, mắt nhìn chính xác chỉ số áp suất trên đồng hồ đúng lúc để nhấn nút đẩy hết cái cần đẩy ra đạt dương", Đại tá Nghiêm nói.

Chuyen sinh hoat cua cac thuy thu tau ngam Viet Nam
Công cuộc "đưa tình yêu vào đại dương" diễn ra cực "nghệ thuật". Ảnh minh họa một toilet trên tàu ngầm.

Cầu may trong mỗi chuyến đi

Uống một cái chao đèn đầy nước biển mới được cấp giấy chứng nhận thủy thủ tàu ngầm. Đập vỡ chai sâm banh trước khi tàu ra khơi, chỉ bởi mong muốn không gặp nạn đến mức phải viết thư bỏ vào chai nút lại thả xuống biển... cầu may.

Con cá rán đặt trên đĩa, thủy thủ ăn hết phần trên không được lật phần dưới lên gắp tiếp. Còn đầu bếp chiên cá trên chảo cũng không lật cá, mà múc dầu đang sôi dội liên tục lên mặt trên con cá chiên rán cho đến lúc chín vàng. Có thủy thủ còn cẩn thận, kĩ tính... không úp bát, úp cốc khi đã rửa sạch. Hầu hết, các hình ảnh này được thủy thủ Việt Nam chụp khi đi tàu ngầm cùng kíp thủy thủ Nga ở biển Baltic, vẫn còn lưu trong điện thoại.

Chế độ chăm sóc sức khỏe sau khi "lặn"

Do hoạt động đặc thù trong không gian hẹp, thời gian kéo dài, bộ đội tàu ngầm thường gặp hội chứng vai – gáy, đau xương khớp hay vùng thắt lưng. Chính vì thế, Bệnh xá Lữ đoàn 189 được trang bị nhiều thiết bị y tết cực kỳ hiện đại để chữa trị cũng như đảm bảo sức khỏe cho thủy thủ tàu ngầm Kilo.

Bộ đội tàu ngầm cũng được kiểm tra, chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên.

Bộ đội tàu ngầm cũng được vào trong các buồng giảm áp hiện đại tại bệnh xá Lữ đoàn 189 để giám định sức khỏe, đo khả năng chịu áp lực dưới độ sâu quy định, phục hồi chức năng sau đi biển. Buồng giảm áp này giúp bộ đội tàu ngầm nâng dần khả năng chịu đựng áp suất dưới độ sâu.

Chuyen sinh hoat cua cac thuy thu tau ngam Viet Nam
Bài tập hít thở của bộ đội tàu ngầm. Ảnh: Báo QPVN

Ngoài được chăm sóc sức khỏe bằng các thiết bị hiện đại, các bài tập dưới ánh nắng mặt trời cũng rất tốt đối với các bộ đội tàu ngầm. Bài tâp hít thở đúng cách là bài tập đặc biệt hiệu quả đối với các chiến sĩ dưới tàu ngầm bởi đảm bảo dẻo dai về cơ bắp, lưu thông khí huyết, điều hòa nhịp thở. Đây cũng là một trong những hình thức sáng tạo để đảm bảo giúp bộ đội tàu ngầm thoải mái cả về thể chất, tinh thần trước mọi thử thách.

Theo Cúc Phương (Đất Việt)

Nổi bật