Xã hội ngày càng hiện đại khiến việc học của con cái trở thành mục tiêu trọng tâm của gia đình. Không chỉ người lớn đối mặt với áp lực, mà cả trẻ nhỏ cũng không tránh khỏi.
Nhưng cũng chính vì áp lực của cha mẹ, mà đôi khi con cái bị vạ lây, học hành quá căng thẳng dẫn đến suy nghĩ tiêu cực. Bi kịch gia đình của cô bé Li Yu (9 tuổi, Trung Quốc) cũng bắt đầu từ đây.
Li Yu là con gái của bộ đôi vô cùng xuất sắc. Cha cô bé là giáo sư của trường đại học, là người duy nhất trong thế hệ sinh viên cùng khóa được nhà trường ưu tiên giữ lại giảng dạy. Còn mẹ lại là Phó Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh của ngôi trường danh tiếng.
Thành tích của cha mẹ khiến Li Yu sinh ra đã phải mang trọng trách "nở mày nở mặt" cho gia đình.
Nhưng kết quả lại chứng minh ngược lại. Khi Liu Yu 2 tuổi, cô bé chưa đi vững trong khi các bé đã khác đã chạy nhảy. Các bé khác đã bập bẹ được "ba, mẹ" nhưng Li Yu vẫn mãi chưa biết nói.
Trong giờ kiểm tra thời Tiểu học, Li Yu chưa bao giờ lấy được điểm những câu hỏi cần sự "động não". Để giúp bé thông minh hơn, cha mẹ đã bồi bổ nhiều sản phẩm trí não. Tuy nhiên, học lực không tiến bộ mà còn sinh non, chính bác sĩ đã yêu cầu cha mẹ phải ngừng ngay các hoạt động học tập dành cho cô bé.
Nhưng, cha mẹ Li Yu không muốn chấp nhận điều này. Bản thân phụ huynh là người ưu tú, theo di truyền làm sao con cái có thể kém thông minh như vậy?
Sau đó, cha mẹ thậm chí còn sắp xếp thêm gia sư cho con. Vào mỗi thời gian rảnh, sẽ có những giáo viên chỉ dạy các môn học trên lớp và môn năng khiếu. Kết quả của việc học thêm đã hiệu quả khi thời gian sau đó, cô bé đã dần đứng đầu lớp. "Trí thông minh của con cuối cùng cũng được khai phá" - bà mẹ Li Yu tự hào.
Một lần, cô bé 9 tuổi bước vào kỳ thi cuối kì. Nhưng lần này chỉ đứng Top 10 do học đêm quá nhiều, khiến bé khó thở lúc thi. Lời phê của cô giáo khiến Li Yu như sụp đổ: "Li Yu à, cha mẹ con là người ưu tú, phải học sao cho không phụ lòng gia đình nhé".
Li Yu muốn nghỉ ngơi, nhưng sợ cha mẹ quở trách điểm kém nên đã viết vào mảnh giấy: "Mẹ ơi, con lên trời rồi, ở đây mệt quá" rồi nhảy xuống từ tầng cao tòa nhà. Kết quả khám nghiệm cho biết, Li Yu đã bị rối loạn lo âu cưỡng chế một thời gian dài - một căn bệnh mà các bé tiểu học rất ít khi mắc phải.
Bố mẹ Li Yu đau lòng trước thi thể con gái, gào khóc thảm thiết trước nỗi đau quá lớn. Họ đều biết bản thân Li Yu là một cô bé hiểu chuyện, dù mệt mỏi học hành nhưng không bao giờ nói cho cha mẹ, chỉ một mình làm hết tất cả. Li Yu hiểu mình học kém nên ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ đi học thêm. Tuy nhiên, gánh nặng của việc phải "nở mày nở mặt cho gia đình" khiến cô bé 9 tuổi phải ra đi mãi mãi.
Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh. Trẻ nhỏ như trang giấy trắng, là tấm gương phản chiếu hành vi của cha mẹ. Nếu phụ huynh tiêu cực chuyện học hành, con cái cũng sẽ trở nên tiêu cực với chuyện học. Con cái học kém, cần rất nhiều sự cố gắng khuyên nhủ của cha mẹ, chứ không phải thúc ép con một cách thái quá. Những đứa trẻ yếu tâm lý có thể nảy sinh ý nghĩ tiêu cực, và có thể ra đi mãi mãi như câu chuyện đau lòng trên.
Theo Vân Trang (Pháp Luật & Bạn Đọc)