Khi được phát hiện vào năm 1970, lúc này cô bé đã 13 tuổi và vẫn mặc tã. Sau khi được điều trị tích cự, cô bé cuối cùng cũng có thể nói được với các nhà nghiên cứu rằng Genie đã một mình trong một căn phòng không có sự tương tác giữa người với người, không nói chuyện cùng ai và thậm chí ngủ ngay trên chiếc ghế bô đó.
Cha mẹ đẻ của Genie chỉ cung cấp thức ăn vừa đủ để cô bé có thể sống qua ngày. Genie bị xích trong căn phòng không có cửa sổ và cũng không được học nói như những đứa trẻ khác.
Genie sống đã phải sống một mình trong căn phòng này và bị xích vào chiếc ghế bô trong suốt 10 năm của cuộc đời.
Khi Genie được phát hiện, cô bé đã bắt đầu được học nói và được tiếp nhận những kiến thức và cách sử dụng tín hiệu phi ngôn ngữ.
Sau đó, Genie có thể hiểu một số từ và biết cách tạo một số câu, mặc dù chúng đơn giản và thường không đúng ngữ pháp. Cuối cùng cô bé cũng học và mở rộng được vốn từ vựng của mình nhưng có điều cô bé vẫn mái không thể sử dụng thành thạo và đúng ngữ pháp bất cứ ngôn ngữ nào được học.
Susan Curtiss, một sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn ngữ học từ UCLA đã đặt cho cô bé cái tên là "Genie". "Khi chúng ta nghĩ về một thiên thần, chúng ta sẽ luôn nghĩ tới những điều kì diệu hay bất cứ điều gì trong trí tưởng tượng tốt đẹp của trẻ thơ", Susan Curtiss nói.
Genie có một thói quen rất kì lạ đó là đi bộ với hình dáng như một chú thỏ, liên tục nhổ nước bọt và tự vụt vào mình, nhưng cô bé lại không hề nói hay làm ồn. Curtiss cho rằng rất có thể trước đó cô bé đã bị cha mẹ của mình đánh đập vì đã gây ra những sự ồn ào.
Genie là trường hợp đáng lo ngại nhất mà Jay Shurley - một chuyên gia về sự giam cầm đơn độc (solitary confinement) từng thấy. "Sự giam cầm đơn độc luôn được coi là hình phạt nặng nhất, và theo kinh nghiệm của tôi, hậu quả của nó là các triệu chứng thực sự khá căng thẳng ngay sau 15 phút đầu tiên. Và sẽ chẳng thể tưởng tượng được điều gì sẽ diễn ra trong tâm trí của một người khi điều đó kéo dài tới 10 năm", Jay Shurley chia sẻ.
Mẹ của Genie là một phụ nữ lớn tuổi khiếm thị và tự nhận mình cũng là nạn nhân. Bà đổ lỗi cho cha của Genie vì đã lạm dụng cô bé. Khi Genie vẫn còn là một đứa bé, cha của cô bé đã cho rằng Genie bị "chậm phát triển" và quyết định cô lập Genie trong căn phòng đó.
Ngay sau khi chính quyền phát hiện ra Genie, cha của cô bé đã quyết định dùng súng để tự tử. Trong bức thư tuyệt mệnh ông có viết "Thế giới này sẽ không bao giờ hiểu".
Khi các nghiên cứu và xét nghiệm được tiến hành để chẩn đoán tình trạng của Genie, các nghiên cứu về giấc ngủ cho thấy sóng não của cô bé rất bất thường. Một số nhà nghiên cứu như Shirley nghĩ rằng điều này là do cô bé đã bị tổn thương não ngay sau khi được sinh ra. Tuy nhiên, những người khác như Curtiss đã không chấp nhận quan điểm đó. Trong suốt quá trình nghiên cứu về Genie, cô bé đã cho mọi người thấy được sự cải thiện bởi sự phát triển về thần kinh của trẻ em và người trưởng thành luôn không giống nhau.
James Kent, một nhà nghiên cứu khác trong nhóm nghiên cứu về Genie lại nghĩ rằng tình trạng của cô bé sẽ được cải thiện nếu cô có thể hình thành mối quan hệ có ý nghĩa đối với những người xung quanh. Ông bắt đầu cho cô bé ăn vào buổi sáng và kể chuyện cho Genie vào mỗi buổi tối và chúc ngủ ngon bằng những nụ hôn như những bậc cha mẹ luôn làm đối với con cái của mình.
Ban đầu, Genie không có những thay đổi gì so với những nỗ lực và tình cảm của Kent. Rồi một ngày nọ, Genie đã cau mày và kéo tay của ông khi ông cố gắng rời đi. Cô bé không muốn cho Kent rời khỏi mình.
Nhưng bước đột phá đầu tiên trong quá trình giáo dục Genie lại đến từ một buổi học với giáo viên ngôn ngữ Jean Butler. Jean nói với Genie, "Bạn buộc lại dây giày và sau đó chúng tôi sẽ nói với bác sĩ Kent những điều mà bạn có thể làm". Mặc dù nghe có vẻ khó hiểu nhưng hôm đó Genie đã liên tục nói lặp lại từ bác sĩ. Và trong khoảng thời gian mùa xuân năm đó, Genie đã học và biết được hơn 100 từ. Lúc này câu hỏi của nhóm nghiên cứu đặt ra là, liệu rằng Genie có thể phục hồi hoàn toàn giống như những đứa trẻ bình thường không?
Genie đã có sinh nhật đầu tiên sau khi được phát hiện - bữa tiệc sinh nhật mừng tuổi 14 tại bệnh viện Nhi đồng Los Angeles.
Trong suốt quá trình trị liệu, bản tính rụt rè của Genie cũng được cải thiện và thay vào đó là sự tò mò với thế giới tự nhiên xung quanh. Đi tới bất cứ đâu với cô bé cũng trở thành một cuộc phiêu lưu hấp dẫn.
"Cô bé có cách kết nối với mọi người và tiếp cận mà không cần nói gì", David Rigler, người đàn ông sẽ đóng vai trò là cha mẹ nuôi của Genie trong nhiều năm.
Rigler nhớ lại một trong những trường hợp đó. Một cậu bé đã tặng cho Genie chiếc xe cứu hỏa đồ chơi mới mua của mình, hai đứa trẻ đã chẳng nói bất cứ một câu nào mà chúng chỉ đi ngang qua nhau trên phố.
Về sau Genie đến sống cùng với Butler. Đội chăm sóc của cô nghĩ rằng một nhà nuôi dưỡng ổn định sẽ giúp cho Genie phát triển tốt hơn.
Genie phát triển niềm đam mê với các vật phẩm như chai lọ và hộp đựng - hành vi này được thể hiện ở nhiều trẻ em bị lạm dụng nghiêm trọng khác.
Nhưng Butler lo ngại nhất đấy là những thử nghiệm và nghiên cứu sẽ làm tổn hại tới sức khỏe của Genie và cô bắt đầu hạn chế những chuyến ghé thăm của các thành viên khác trong nhóm nghiên cứu. Nhưng những người khác như Curtiss lại nghĩ rằng Butler làm vậy và sử dụng Genie như công cụ để biến mình trở nên nổi tiếng.
Cuối cùng, Genie được đưa ra khỏi nhà của Butler và chỉ sau vài giờ ở bệnh viện Nhi đông, cô bé đã tìm được một người nuôi dưỡng mới là David Rigler - một nhà tâm lý học tại bệnh viện Nhi đồng. Các bác sĩ gần như không bao giờ đảm nhận được vai trò của cha mẹ, nên nhóm nghiên cứu cho rằng một chuyên gia tâm lý sẽ cho cô bé một gia đình hạnh phúc.
Vợ của Rigler - Marylin trở thành giáo viên mới của Genie.
Marilyn dạy Genie cách để thể hiện sự tức giận của mình ra bên ngoài, cách hét lên trong những hoàn cảnh phù hợp.
Cuối cùng Genie còn có thể sử dụng được từ ngữ để diễn tả cảm xúc của mình. Cô bé sẽ nói "rough time" và thể hiện khuôn mặt như người phụ nữ lớn tuổi này đồng thời sẽ vẫy ngón tay nếu như cô bé cảm thấy rất khó chịu, trong khi nếu chỉ vẫy tay thì điều đó có nghĩa là đó không phải vấn đề gì lớn.
Tại đây Genie tiếp tục cho thấy sự phục hồi của mình, cô bé có thể đọc và bắt đầu đi học mẫu giáo. Lúc này nhóm nghiên cứu bắt đầu suy nghĩ và hy vọng rằng cô bé có thể phục hồi hoàn toàn.
Rigler thậm chí đã dạy cho Genie ngôn ngữ ký hiệu. Ông cho rằng các nhà trị liệu trước đây đã mắc sai lầm khi họ quá tập trung vào ngôn ngữ nói.
Mặc dù những tiến bộ của Genie là rất lớn, nhưng thực sự cô bé vẫn không thể giao tiếp được một các đầy đủ như bình thường. Cô bé có thể nhận biết được từ vựng nhưng không thể sắp xếp chúng theo đúng với ngữ pháp thông thường.
Nhưng vào mùa thu năm 1974, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ đã thu hồi tài trợ cho việc điều trị và nghiên cứu của Genie vì những ranh giới giữa gia đình nuôi dưỡng và nhóm nghiên cứu luôn không được rõ ràng và không thể tạo được những hồ sơ lưu giữ. Mẹ đẻ của Genie thậm chí đã kiện cả nhóm nghiên cứu và bệnh viện với cáo buộc nghiên cứu đã làm hỏng sự phục hồi của Genie vì xét nghiệm quá mức.
Sau đó, mẹ của Genie được tha bổng mọi tội danh và nuôi dưỡng Genie. Nhưng thật không may, người mẹ này lại cảm thấy việc chăm sóc cô bé quá khó khăn nên đã gửi cô bé cho một cặp cha mẹ nuôi khác.
Sau khi được nhận nuôi, không lâu sau cố bé đã phải trở lại bệnh viên Nhi đồng vì bị đánh đập do Genie đã nôn mửa. Lần này cô bé tỏ ra rất hoảng sợ và không chịu mở miệng. Tất cả những gì còn lại chỉ là sự im lặng.
Genie là một trong những ví dụ nổi bật nhất về học thuyết "Critical Period Hypothesis" - ám chỉ một quãng thời gian cụ thể trong đó trẻ em có thể học ngôn ngữ và ngoài quãng thời gian đó, chúng sẽ không thể học ngôn ngữ một cách trôi chảy. Genie bị cô lập và không được nói chuyện trong quãng thời gian đó, và kết quả là cô bé đã không thể sử dụng thành thục đúng ngữ pháp được ngôn ngữ nào.
Theo Đức Khương (Trí Thức Trẻ)