'Cậu bé gà': Chàng trai bị nhốt trong chuồng gà đến nỗi quên cách sống như con người và 22 năm bị cầm tù trên giường như động vật

20/06/2020 15:50:07

Câu chuyện của Sujit là một trong những bi kịch khó tin về trường hợp bị bỏ bê và bạo hành nghiêm trọng từng gây chấn động thế giới.

Sujit Kumar nở nụ cười trước camera. Anh trông có vẻ thoải mái, hạnh phúc và nụ cười khiến đôi mắt của anh thêm sáng. Thực tế thì chỉ riêng nụ cười của Sujit cũng đủ khiến người ta cảm thấy an lòng.

Với sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý, Sujit, hay còn được gọi là "cậu bé gà" vì từng phải chung sống gần gũi với gà đến nỗi chỉ biết gáy chứ không thể nói, đã bắt đầu quá trình học cách hành xử như con người.

'Cậu bé gà': Chàng trai bị nhốt trong chuồng gà đến nỗi quên cách sống như con người và 22 năm bị cầm tù trên giường như động vật
Sujit trong vòng tay của Elizabeth.

Câu chuyện của Sujit là một trong những bi kịch khó tin về trường hợp bị bỏ bê và bạo hành nghiêm trọng từng gây chấn động thế giới.

Sujit sinh ra ở Fiji, một quốc gia gần với Châu Đại Dương, gần với Suva. Mẹ anh sau khi sinh con đã tự tử trong khi bố anh thì bị giết hại. Mọi người tin rằng từ năm 2 tuổi, Sujit đã phải sống chung chuồng với gà.

Hàng xóm biết tình hình của Sujit nhưng không ai làm gì đó để giúp đỡ cậu bé đáng thương này. Năm lên 8 tuổi, Sujit bị chuyển đến sống ở nhà của một ông cụ ở Suva, nơi anh bị trói như một chú chó dại trên giường.

Điều này tiếp diễn trong suốt 22 năm. Không ai biết phải làm gì với một chàng trai trẻ không biết nói và có biểu hiện như loài gà.

'Cậu bé gà': Chàng trai bị nhốt trong chuồng gà đến nỗi quên cách sống như con người và 22 năm bị cầm tù trên giường như động vật - 1
Ảnh minh họa.

Theo nữ doanh nhân Elizabeth Clayton, người đã giải cứu Sujit và cũng là người bảo hộ của anh, cho biết, dù có thời gian sống cùng nhau nhưng Sujit không có nhiều kết nối với gà. Bằng chứng là anh đã ngó lơ chúng khi cùng tham gia một cuộc kiểm tra.

Trong quá khứ, Elizabeth từng tình cờ gặp được Sujit khi người này đến thăm nhà của cụ ông để gửi tặng người này những món đồ nội thất. Thời điểm đó, Sujit đã 31 tuổi và bị lở loét khắp người. Sujit nhỏ con và hoang dại khi cố gắng cắn Elizabeth.

Elizabeth nhớ lại rằng Sujit được đưa cho khay đựng thức ăn bẩn, chàng trai này đã đổ tất cả xuống đất và cúi đầu mổ vào đó, hành động hệt như gà khi được cho ăn. Ngoài ra, Sujit không đi lại bình thường mà nhảy như gà và thích ngủ trên sàn nhà hơn là giường ấm. Mỗi khi căng thẳng, Sujit sẽ phát ra những tiếng kêu như gà dù âm thanh ấy đã dần thay đổi qua nhiều năm kể từ khi Elizabeth cứu mạng anh.

Đó là cả một chặng đường dài để Sujit có thể học làm người. Elizabeth ngồi trong một căn phòng ở Auckland, New Zealand, kể về những ngày đầu khi Sujit mỉm cười và tựa đầu vào vai cô. 

'Cậu bé gà': Chàng trai bị nhốt trong chuồng gà đến nỗi quên cách sống như con người và 22 năm bị cầm tù trên giường như động vật - 2

'Cậu bé gà': Chàng trai bị nhốt trong chuồng gà đến nỗi quên cách sống như con người và 22 năm bị cầm tù trên giường như động vật - 3
"Cậu bé gà" từng bước học "làm người".

Nhờ vào sự giúp đỡ của các chuyên gia, Sujit dần dần biết cách cư xử như con người. Anh biết phản ứng trước ngôn ngữ và tín hiệu. Khi Elizabeth bảo cởi giày ra, Sujit đã đưa chân lên cho cô. Đó là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình hồi phục của "cậu bé gà".

Margriet Sitskoorn là giáo sư về khoa học thần kinh lâm sàng từ Đại học Tilburg. Cô cho biết mỗi người đều có cơ hội được phát triển kiến thức và khả năng giao tiếp. Đáng tiếc, Sujit đã bỏ lỡ những cơ hội này. Dù vậy, giờ đây anh cũng dần cải thiện với sự giúp đỡ đầy kiên nhẫn của Elizabeth, người không cho bản thân mình là mẹ mà chỉ là một người dì quyết liệt của Sujit.

Elizabeth đã cùng với Sujit lặn lội sang tận New Zealand sau khi tìm được một người đến từ Trường Tâm lý học của Đại học Auckland sẵn sàng giúp đỡ Sujit. Người phụ nữ này hy vọng các chuyên gia có thể kiểm tra não bộ của Sujit, đồng thời giúp mở ra khả năng học tập ngôn ngữ của anh. Elizabeth tự hỏi không biết liệu Sujit có hiểu được tiếng người hay không và rồi một ngày nào đó anh có thể nói chuyện được. 

Vì tuổi cao sức yếu, Elizabeth lo sợ rằng bà không thể lúc nào cũng ở bên cạnh Sujit. Thế là cậu bé gà năm nào được đưa đến sống ở Happy Home, một tổ chức được thành lập để giúp đỡ những đứa trẻ bị khiếm khuyết. Nơi đây cho Sujit một môi trường để giao tiếp và lắng nghe cuộc nói chuyện của mọi người. 

'Cậu bé gà': Chàng trai bị nhốt trong chuồng gà đến nỗi quên cách sống như con người và 22 năm bị cầm tù trên giường như động vật - 4

Mọi người ở đây cũng cùng chung tay giúp đỡ Sujit. Họ nói rằng nếu Sujit không hành xử "bình thường" thì sẽ không ai thèm nói chuyện với anh. Ngoài ra, Sujit còn tiếp nhận trị liệu, giúp anh có thể duỗi thẳng các ngón tay thay vì cong chúng lại như gà. Đôi giày chỉnh hình được làm riêng cho Sujit để giúp anh đi lại như bình thường.

Một quỹ từ thiện lấy tên Sujit được thành lập để cung cấp dịch vụ chăm sóc, phục hồi và giáo dục lâu dài, giúp đỡ Sujit và những đứa trẻ khác ở Happy Home. Triệu phú TradeMe Sam Morgan cũng tham gia vào quỹ từ thiện này mong có thể thành lập hội đồng quản trị quốc tế và quỹ hỗ trợ các nhu cầu hoạt động. Mặc dù nhiều người đã tham gia hỗ trợ tài chính để giúp đỡ Sujit nhưng cần có những khoản đóng góp khẩn cấp và dài lâu mới có thể đảm bảo được tương lai tốt đẹp cho "cậu bé gà" này.

Theo Imacho (Nhịp Sống Việt)  

Nổi bật