Trung Quốc là một trong những nền văn minh cổ đại có lịch sử hơn nghìn năm và để lại nhiều kho báu quý giá. Thời xa xưa, nhiều gia đình giàu có thường bỏ tiền mua nhiều đồ quý giá trong nhà. Cũng có nhiều đồ cổ được chôn trong lăng mộ nhưng đã bị những kẻ trộm mộ đánh cắp, lưu lạc khắp nơi. Trước đây, những món đồ cổ quý giá cũng được bán tràn lan, thật giả lẫn lộn vì nhiều người chưa biết phân biệt. Chỉ cần được một món tiền nhỏ, các tên trộm mộ cũng bán những món đồ giá trị lớn đi.
Trong những năm 1970-1980, người ta dần nhận ra giá trị đồ cổ trong tương lai. Vì vậy có nhiều người đã về vùng nông thôn tìm kho báu. Tuy nhiên, một số người chưa có sự hiểu biết về đồ cổ nên thường bán với giá rất thấp.
Một số người thực sự mua đồ cổ vì muốn sưu tầm nhưng có những người kinh doanh lợi nhuận. Hiện nay, sự am hiểu về đồ cổ đã nhiều hơn. Nhiều người sưu tầm đồ cổ thực sự có sự hiểu biết nên mới mạo hiểm bỏ ra một số tiền lớn để mua về.
Một cặp vợ chồng đến chương trình thẩm định, mang theo ba bức tượng để nhờ chuyên gia định giá. Cặp vợ chồng cho biết, bức tượng được tổ tiên truyền lại và họ không biết cụ thể nó có giá trị như thế nào. Lúc đó, họ có hỏi bố về nguồn gốc và giá trị của những bức tượng này nhưng ông không nói gì.
Sau khi kiểm tra, các chuyên gia cho biết, đây là tượng Nguyên soái Triệu Công, người đại diện cho Thần Tài. Đằng sau có một chiếc hộp, gọi là hộp chứa đồ, có chứa một số thứ như dược liệu, ngũ gốc, hoặc những thứ khác...
Mỗi bức tượng đều phải có thứ gì đó bên trong chiếc hộp này. Nếu không đó chỉ là bản giả. Hai bức tượng chưa được mở gọi là "Hoàng đế Văn Xương" và tượng Phật. Chuyên gia cho biết, nếu hai bức tượng này cũng có chiếc hộp ở phía sau thì đó là hàng thật.
Cặp vợ chồng nghe lời của chuyên gia nên nhờ họ mở giúp chiếc hộp bí ẩn phía sau để kiểm tra tính xác thực. Bức tượng sau đó được các chuyên gia cẩn thận mở ra, không ngờ rằng, đằng sau đó lại là ngũ cốc và giấy.
Chuyên gia nhìn kỹ tờ giấy. Họ rất ngạc nhiên vì trên tờ giấy có chữ. Đó là một bức thư do tổ tiên để lại.
Trên tờ giấy đỏ viết hai dòng: Tên một địa điểm thuộc tỉnh Sinan, Quý Châu thời nhà Thanh.
Các chuyên gia vô cùng phấn khích vì có sự xuất hiện của 3 bức tượng này. Đây chắc chắn sẽ là những cổ vật mang lại giá trị nghiên cứu lịch sử rất quan trọng. Và đây là lần đầu tiên những bức tượng này xuất hiện ở Quý Châu nên có giá trị văn hóa và sưu tầm lớn.
Các chuyên gia cho biết, mặc dù nó có giá trị nghiên cứu lịch sử lớn nhưng giá thị trường không cao do vấn đề tay nghề và vật liệu. Nếu ở chợ đồ cổ thì giá nhiều nhất sẽ khoảng 3000 nhân dân tệ. Cả 3 bức tượng sẽ có giá khoảng 10.000 tệ (khoảng 34 triệu đồng).
Sau khi được các chuyên gia tiết lộ giá trị thật, cặp vợ chồng mang bức tượng về. Không biết rằng họ sẽ mang bức tượng đi bán, đổi lấy tiền hay giữ lại làm của cải riêng trong gia đình. Dù sao đây cũng là món quà tổ tiên của họ để lại nên việc lưu giữ có một giá trị lớn.
Theo Phú Nguyễn (Kienthuc.net.vn)