Từ những năm 1980, chính sách cải cách và mở cửa của Trung Quốc đã mở ra một kỷ nguyên mới đối với sự phát triển đô thị, đặc biệt tại các thành phố như Thâm Quyến. Nơi đây nhanh chóng trở thành điểm nóng cho sự biến đổi cơ sở hạ tầng. Trong tiến trình này, việc phá dỡ để tái thiết đã trở thành một xu hướng phổ biến. Trong quá trình này, một số hộ gia đình tỏ ra không hợp tác.
Câu chuyện của vợ chồng ông Thái Châu Tường và bà Trương Liên Hảo là một ví dụ điển hình. Họ quyết không chấp nhận kế hoạch phá dỡ mà chính quyền và nhà đầu tư đưa ra. Hai người cho rằng mình đã gắn bó với ngôi nhà trong nhiều năm và không muốn rời bỏ để chuyển đến nơi khác sống. Vợ chồng họ Thái cảm thấy rằng số tiền bồi thường chưa thỏa đáng.
Thâm Quyến đã trải qua sự thay đổi nhanh chóng. Các biểu tượng của sự phát triển này bao gồm việc xây dựng tòa nhà Địa Vương, một trong những tòa nhà cao nhất Trung Quốc vào thời điểm đó. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng mang lại nhiều vấn đề, đặc biệt là việc di dời cư dân để nhường chỗ cho các dự án xây dựng mới.
Vào năm 2004, nhà phát triển dự án đã quyết định mua lại khu đất với giá 6.500 NDT (khoảng 21 triệu đồng) mỗi mét vuông để xây một tòa nhà cao 400 mét. Điều này đã dẫn đến sự không hài lòng và lo ngại của dân làng, nhất là vợ chồng Thái Châu Tường. Ngôi nhà của họ được cải tạo lại để cho thuê, thu nhập mỗi tháng không hề nhỏ.
Hai người yêu cầu bồi thường 12.000 NDT (khoảng 42,2 triệu đồng) mỗi mét vuông, một con số vượt xa mức giá thị trường. Chủ đầu tư không đồng ý với con số cặp đôi đưa ra, cuộc đàm phán kéo dài không mang lại kết quả tích cực nào.
Sự bất đồng tiếp tục leo thang khi ông Thái và vợ sử dụng biện pháp gây áp lực dư luận. Họ tìm mọi cách để thể hiện rằng mình là những nạn nhân của quá trình đô thị hóa và sử dụng mạng xã hội để lôi kéo sự đồng cảm của dư luận.
Khi được phóng viên phỏng vấn, vợ chồng Thái Châu Tường đóng giả là người già cô đơn yếu bệnh, khẳng định rằng họ không có nguồn thu nhập sau khi ngôi nhà bị phá bỏ và thậm chí còn không có chỗ để ở.
Để không ảnh hưởng đến tiến độ, dự án vẫn tiến hành theo kế hoạch. Trong thời gian đó, ngôi nhà của vợ chồng Thái Châu Tường bị bao trùm bởi khói bụi và tiếng ồn. Trong chớp mắt, các tòa nhà xung quanh đều bị phá bỏ, chỉ còn lại tòa nhà sáu tầng của vợ chồng ông Thái.
Trong thời gian đó, chủ đầu tư đã nhiều lần liên lạc với vợ chồng ông để đàm phán nhưng không có tiến triển. Cuối cùng, nhà đầu tư đành phải chấp nhận nhượng bộ. Cặp vợ chồng được trả 17 triệu NDT (khoảng 59,7 tỷ đồng) tiền đền bù.
Có thể nói, việc nhận được số tiền đền bù khổng lồ là điều mà ông bà ao ước. Nhưng cũng vì số tiền đó, những câu chuyện được họ dựng lên trước đây cũng bị vạch trần.
Cầm tiền chuyển đến nơi ở mới, ông Thái chỉ có thể xin được một công việc chân tay vì không có bằng cấp. Không lâu sau, ông bị sa thải. Mọi người đều chế giễu vợ chồng Thái Châu Tường là “ngôi nhà đinh” đắt nhất trong lịch sử.
Đối mặt với sự chỉ trích và chế giễu từ cộng đồng, cùng với sự thất vọng từ những người hàng xóm của mình, vợ chồng ông Thái không thấy thoải mái. Theo thời gian, sự áp lực khiến họ nổi cáu với đối phương, gia đình dần trở nên bất hòa. Không lâu sau, hai người quyết định ly hôn.
Bà Trương chọn lựa cuộc sống yên bình, không đi bước nữa. Trong khi đó, Thái Châu Tường kết hôn với một người vợ khác trẻ trung hơn và không bao giờ trở về quê hương. Câu chuyện về vợ chồng Thái Châu Tường và cái kết có hậu vẫn là chủ để được nhiều người mang ra bàn tán.
Trường hợp của họ không chỉ là biểu tượng của sự thay đổi của Thâm Quyến, mà còn là minh chứng cho sự đấu tranh giữa quyền lợi cá nhân và mục tiêu phát triển chung.
Theo Thùy Anh (Phụ Nữ Số)