Cận cảnh 'trăng máu' kỳ ảo - nguyệt thực dài nhất thế kỷ

28/07/2018 06:30:12

 Các nhiếp ảnh gia khắp thế giới đã ghi lại những khoảnh khắc đẹp mặt khi trăng máu - nguyệt thực dài nhất thế kỷ tỏa sắc đỏ huyền ảo trên bầu trời nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Trăng máu hay nguyệt thực là thuật ngữ chỉ hiện tượng mặt trời, trái đất và mặt trăng tuần tự nằm trên một đường thẳng khiến trong một thời gian của đêm trăng tròn, mặt trăng chịu ảnh hưởng bởi bóng trái đất hắt lên bề mặt và chuyển sang màu đỏ như máu.

Cận cảnh 'trăng máu' kỳ ảo - nguyệt thực dài nhất thế kỷ
Trăng máu ở Lâu đài Luafen's (Thụy Sĩ) - ảnh: Melanie Duchene/EPA
Cận cảnh 'trăng máu' kỳ ảo - nguyệt thực dài nhất thế kỷ - 1
Dresden, Đức - ảnh: Sebastian Kahnert/AP
Cận cảnh 'trăng máu' kỳ ảo - nguyệt thực dài nhất thế kỷ - 2
Thành phố Amman, Jordan - ảnh: Muhammad Hamed/Reuters
Cận cảnh 'trăng máu' kỳ ảo - nguyệt thực dài nhất thế kỷ - 3
Một em bé Kenya xem trăng qua kính thiên văn - ảnh: Daniel Irungu/EPA

Khác với nhật thực, nguyệt thực chỉ có thể trông thấy ở một phần thế giới nằm ở các múi giờ mà ban đêm trùng khớp với thời điểm ba thiên thể nằm trên đường thẳng. Nguyệt thực vào đêm 27-7 theo giờ chuẩn quốc tế GMT được giới khoa học đánh giá là nguyệt thực dài nhất thế kỷ với thời lượng lên đến 6 giờ, 13 phút và 51 giây ở vùng quan sát rõ nhất (một phần phía Đông Châu Âu, Tây và Nam Á, một phần Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi). 

Cận cảnh 'trăng máu' kỳ ảo - nguyệt thực dài nhất thế kỷ - 4
Người dân đón đợi trăng máu ở Scotland, Anh - ảnh: Caroline Bannock, The Guardian
Cận cảnh 'trăng máu' kỳ ảo - nguyệt thực dài nhất thế kỷ - 5
Tháp Berlin TV, Đức - ảnh: Clemens Bilan/EPA

Cận cảnh 'trăng máu' kỳ ảo - nguyệt thực dài nhất thế kỷ - 6

Cận cảnh 'trăng máu' kỳ ảo - nguyệt thực dài nhất thế kỷ - 7

Cận cảnh 'trăng máu' kỳ ảo - nguyệt thực dài nhất thế kỷ - 8

Cận cảnh 'trăng máu' kỳ ảo - nguyệt thực dài nhất thế kỷ - 9
Bộ ảnh ở đền thờ thần Poisedon (Hy Lạp) -ảnh: F. Thot. Fitzgerald

Việt Nam nằm trong khu vực quan sát rõ thứ hai theo phân loại 5 cấp độ của Date and Time. Mặt trăng sẽ bắt đầu đi vào vùng tối một phần vào lúc 0 giờ 14 phút 47 giây phút rạng sáng ngày 28-7 theo giờ Việt Nam, kết thúc lúc 5 giờ 19 phút, trong đó giai đoạn toàn phần từ 2 giờ 30 phút đến 4 giờ 13 phút, đạt đỉnh lúc 3 giờ 21 phút 44 giây.

Tổng cộng người Việt Nam có thể quan sát nguyệt thực suốt 5 giờ 34 phút và quan sát giai đoạn toàn phần trong 1 giờ 43 phút.

Cận cảnh 'trăng máu' kỳ ảo - nguyệt thực dài nhất thế kỷ - 10
Toàn bộ Việt Nam nằm trong vùng ngắm nguyệt thực dài nhất thế kỷ rõ thứ hai - ảnh: Date and Time

Ở một số vùng trên thế giới, người xem may mắn có thể quan sát trăng máu cùng lúc với mưa sao băng Delta Aquarids đang vào giai đoạn cao điểm, Sao Hỏa đang tiến gần trái đất và đạt độ sáng gần cực đại ở ngay bên dưới trăng máu, Sao Mộc ở phía Tây Nam và thấp thoáng cả bóng Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS nếu thời tiết tốt.

Theo A.Thư (Nld.com.vn)