Riêng tháng 5 này, Nga đã tiến hành 8 đợt phóng tên lửa vào thủ đô Ukraine, trong đó đợt gần đây nhất là đợt tập kích vào sáng sớm ngày 16/5, sử dụng ít nhất 18 quả tên lửa thuộc nhiều chủng loại khác nhau, cùng với lượng lớn máy bay không người lái (UAV).
Tuy nhiên Kiev tuyên bố họ không hề hấn gì, khẳng định không có quả tên lửa nào đánh trúng mục tiêu.
Tuyên bố của Kiev có thể chứa đựng yếu tố phóng đại, bởi vì chính giới chức Mỹ cũng tin rằng một hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất có khả năng đã bị hư hại. Mới tháng trước, các tài liệu của chính phủ Mỹ bị rò rỉ đã nói chi tiết về việc kho tên lửa phòng không tầm trung từ thời Xô viết của Ukraine đã bị hao hụt nghiêm trọng, trong khi cố vấn kinh tế cho Tổng thống Ukraine President Volodymyr Zelensky, Alexander Rodnyansky, gần đây thừa nhận với CNN rằng phòng không nước ông “đã không học tập tốt”.
Các đánh giá đó theo sau một cuộc tập kích tên lửa dữ dội của Nga vào các thành phố lớn của Ukraine vào ngày 9/3. Dịp đó, chính Kiev thừa nhận 6 quả tên lửa đạn đạo Kinzhal đã cố gắng tránh hệ thống phòng không của Ukraine.
Nhưng theo giới chuyên gia, vẫn có gì đó khác biệt đáng kể so với trước đây.
Thay đổi nào trong vài tuần qua?
Câu trả lời dễ thấy, ít nhất ở khu vực Kiev, là sự phát triển của các hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất và tới được Ukraine vào tháng trước.
Mỹ và Đức đã cung cấp 2 tổ hợp Patriot cho Ukraine.
Tên lửa đánh chặn của hệ thống Patriot có thể đánh trúng các máy bay, tên lửa hành trình và một số tên lửa đạn đạo ở tầm cao lớn và vừa, theo Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS).
Hệ thống Patriot rất lợi hại nên Nga đã quyết tâm loại bỏ hệ thống này. Một số chuyên gia tin rằng đợt tập kích của Nga trong tháng này là nhằm vào các hệ thống Patriot.
Một quan chức Mỹ nói với CNN: Cuộc tấn công vào Kiev hôm 16/5 có khả năng gây hư hại một trong các hệ thống Patriot của Ukraine nhưng chưa phá hủy được hoàn toàn hệ thống đó.
Nhưng bảo vệ bầu trời Ukraine không chỉ có duy nhất Patriot.
Kiev đã nhận được các tên lửa phòng không tầm trung và tầm ngắn hơn từ các nước NATO khác, theo CSIS.
Trong số này có một vài hệ thống tối tân, như các tổ hợp IRIS-T của Đức, và các hệ thống kém hiện đại hơn như hệ thống chống tên lửa Hawk - tiền thân của Patriot.
Ian Wiliams thuộc dự án Phòng thủ tên lửa tại CSIS viết trong một báo cáo tháng này như sau: “Các nhà lãnh đạo Ukraine đã tuyên bố rằng hệ thống IRIS-T thành công trong 90% các lần tác chiến. Ông này cho biết thêm, một vũ khí quyên tặng khác của phương Tây, hệ thống NASAMS, có mức độ thành công khi đánh chặn lên tới 100%, theo các bình luận hồi tháng 11/2022 của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.
Rồi còn có các vũ khí mà Ukraine đã có từ trước khi chiến sự bùng nổ, đa phần là hệ thống từ thời Liên Xô, bao gồm tên lửa phòng không tầm trung S-300 và Buk M1. Báo cáo của CSIS cho hay, các hệ thống này có tỷ lệ đánh trúng mục tiêu lên tới 80%.
Đọ sức trong cuộc chiến tiêu hao
Theo báo cáo CSIS và các tài liệu bị rò rỉ của Mỹ, Ukraine đang nhanh chóng cạn kiệt đạn dược dùng cho các hệ thống vũ khí từ thời Liên Xô.
Báo cáo của CSIS có đoạn: “Với số tên lửa hữu hạn còn lại, người Ukraine sẽ cần phải giữ gìn chúng cho các mục tiêu ưu tiên cao hơn - máy bay hoặc tên lửa Nga lao tới các mục tiêu nhạy cảm nhất”.
Một số người băn khoăn liệu kho tên lửa phòng không của Ukraine đang cạn kiệt dần là nguyên nhân chính khiến Nga tăng cường không kích thời gian qua hay không.
Hôm 16/5, Nga tấn công rầm rộ từ vài nơi: Tên lửa đạn đạo Kinzhal phóng từ máy bay chiến đấu. tên lửa hành trình Kalibr phóng từ Biển Đen, và tên lửa Islander phóng từ mặt đất, theo người đứng đầu quân đội Ukraine. Cuộc tấn công xuất phát từ phía Bắc, phía Nam và phía Đông. Các đoạn video do Kiev ghi lại cho thấy những vệt tên lửa rạch trên bầu trời đêm.
Một số nhà phân tích tin rằng, với đà tiêu hao tên lửa như hiện nay, ở cả hai phía, xung đột sẽ được định đoạt bằng việc ai sẽ hết tên lửa trước.
Nhà nghiên cứu Williams của CSIS viết: “Mức độ tác chiến phòng không đương nhiên làm căng thẳng năng lực phòng không của Ukraine. Chiến thuật của Nga dường như là nhằm làm cạn kiệt khả năng phòng thủ của Ukraine”.
Nhưng ông Williams cũng lưu ý rằng xác các quả tên lửa đã đánh xuống Ukraine cho thấy đây có thể là vũ khí mới, nghĩa là kho tên lửa của Nga có thể vừa bị tiêu hao đáng kể.
Người ta cũng nghi ngờ khả năng của Moscow sản xuất các vũ khí mới trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây cản trở Nga tiếp cận các linh kiện quan trọng.
Mặt khác, những nước phương Tây ủng hộ Ukraine dường như đang nhắm tới việc duy trì cung cấp đạn dược cho Kiev.
Gói viện trợ phương Tây trên đường sang Ukraine
Ngày 9/5, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố gói viện trợ 1,2 tỷ USD để củng cố kho pháo và tên lửa phòng không của Ukraine.
Một thông cáo của Lầu Năm Góc có đoạn: Viện trợ của Mỹ sẽ bao gồm “các hệ thống phòng không và thiết bị đạn dược bổ sung để tích hợp các bê phóng, tên lửa, và radar phòng không của phương Tây với các hệ thống phòng không của Ukraine”.
“Gói này cũng bao gồm cả đạn để bắn hạ các thiết bị bay không người lái, các dịch vụ hình ảnh vệ tinh thương mại, và hỗ trợ dành cho việc huấn luyện, bảo dưỡng, và duy trì”.
Trong khi đó, hôm 15/5 nước Anh xác nhận họ sẽ gửi hàng trăm tên lửa phòng không cho Ukraine.
Ông Williams cho biết, sự ủng hộ của phương Tây sẽ đóng vai trò quan trọng trong các tuần và tháng sắp tới bởi vì Nga sở hữu đầy đủ kho bom trọng trường công nghệ thấp thả từ máy bay.
Nhà nghiên cứu Williams viết: “Nếu Nga làm hao mòn được phòng không Ukraine thông qua tiêu hao và giành được thế thượng phong trên không, cuộc xung đột vũ trang này sẽ trở nên thách thức hơn một cách đáng kể đối với Ukraine”.
Theo ông Williams, “việc bổ sung các tên lửa đánh chặn và thiết bị phòng không liên quan vẫn phải là ưu tiên hàng đầu trong các gói viện trợ quân sự của phương Tây trong tương lai gần”./.
Theo Trung Hiếu (Vov.vn)