Cả đời háo sắc, vì sao Càn Long phải nuốt nước bọt dưỡng sinh?

27/12/2015 18:07:52

Vị danh y đất Việt cười nói: "Những việc đơn giản nhất lại là những việc hiệu quả nhất, quan trọng có đủ kiên trì?", rồi ung dung ra về cùng 500 tinh binh hộ tống của Càn Long.

Vị danh y đất Việt cười nói: "Những việc đơn giản nhất lại là những việc hiệu quả nhất, quan trọng có đủ kiên trì?", rồi ung dung ra về cùng 500 tinh binh hộ tống của Càn Long.

Nhắc đến Càn Long là lập tức người ta nghĩ đến thói trăng hoa của vị vua này. Ảnh minh họa.

Căn bệnh kỳ lạ do ham sắc dục

Cổ nhân có câu: "Đa tửu hại tâm, đa dâm hại thận", điều này muốn nói rằng, nếu một người uống rượu nhiều rồi sẽ không khống chế được hành vi của mình; quá phong lưu, háo sắc sẽ ảnh hưởng thận.

"Đa tửu", "đa dâm" đều là những nguyên nhân khiến cho con người ta đi vào chỗ đoản thọ.

Nhưng điều kỳ lạ là hoàng đế phong lưu nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa như Càn Long lại có thể trường thọ, minh mẫn, khỏe mạnh, phải chăng là hoàng đế thì có những bí quyết tuyệt mật?

Sử sách chép rằng năm 1741, khi Càn Long 58 tuổi, do quá chìm đắm trong sắc dục nên bị mắc chứng bệnh không tập trung được, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện phòng the, tự cảm thấy xấu hổ.

Càn Long muốn chữa dứt căn bệnh này nhưng lại không nói rõ ra là bệnh gì, chỉ để tự các ngự y tự chẩn đoán.

Đây là một căn bệnh phức tạp, các ngự y trong triều lần lượt đều bó tay và không chuẩn đoán ra được bệnh gì, Càn Long cho vời khắp danh y trong cả nước cũng không chữa được.

Sau cùng, Càn Long cho sứ giả sang Việt Nam tìm danh y. Đương thời, vua Lê Hiển Tông cử Thủ Phiên Thái Y Viện Gia Hạnh Đại Phu - Trịnh Đôn Phác đi sứ sang thăm khám cho Càn Long.

Khi nhắc đến Càn Long, ai cũng biết ông vua này rất tài giỏi nhưng cũng cực phong lưu.

Sau khi khám bệnh xong, vị đại phu đất Việt nói: "Nếu đã không dập được lửa thì phải thuận theo lửa", làm cho Càn Long giật mình tỉnh ngộ. Sau đó Trịnh Đôn Phác đã ở lại trong cung điều trị cho Càn Long, sau ba tháng thì bệnh khỏi.

Lúc Trịnh Đôn Phác ra về, Càn Long tặng rất nhiều vật phẩm, quyến luyến không rời, sau có hỏi Trịnh Đôn Phác về phương pháp để phòng chống bệnh tật và trường thọ.

Vị danh y đất Việt chỉ cười mà rằng: "Những việc đơn giản nhất lại là những việc hiệu quả nhất, quan trọng có đủ kiên trì?", rồi ung dung bước lên kiệu ra về cùng 500 tinh binh hộ tống của Càn Long.

Sự việc đã qua mấy trăm năm, Thanh Triều Tứ Khố Toàn Thư Sử Tập và trong gia phả nhà họ Trịnh Hữu, làng Đa Sỹ, phường Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội vẫn còn ghi.

Càn Long thập thường

Lại nói về Càn Long, vốn là một người thông minh tuyệt đỉnh, đưa kinh tế - chính trị thời của ông lên tầm cao nhất trong các vị vua nhà Thanh, lẽ nào lại chịu bó tay trước câu đố của vị đai phu người Việt?

Ngay lập tức ông ra lệnh cho các quan trong triều, tìm tất cả sách về dưỡng sinh của trăm nhà, các phái Nho, Phật, Đạo, soạn cho riêng mình một bài dưỡng sinh phù hợp với câu nói: “Đơn giản mà hiệu quả” của vị danh y Trịnh Đôn Phác.

Cuối cùng, các ngự y của Càn Long cũng đúc rút ra được một bài tập dưỡng sinh. Nhớ lời thách đố của vị danh y Việt rằng "quan trọng là có đủ kiên trì hay không", đến cuối đời Càn Long vẫn chăm chỉ tập luyện, không bỏ một ngày nào.

Và có lẽ sự nỗ lực của Càn Long đã mang lại thành quả, vị vua này thọ tới 89 tuổi, cai trị đất nước trong vòng 64 năm, lâu nhất lịch sử Trung Hoa.

Đời sau gọi bài tập dưỡng sinh của Càn Long là “Càn Long Thập Thường”, có nghĩa là 10 đông tác đơn giản mà Càn Long thường tập.

Đến nay tại Trung Quốc, vẫn còn rất rất nhiều người tập theo bài dưỡng sinh này, nhưng kiên trì đến cùng như Càn Long, không biết có mấy người?

Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu và khám phá về động tác cực kỳ đơn giản của Càn Long là: Nuốt nước bọt. Vì sao nghe rất đơn giản mà Càn Long coi nó quan trọng đến thế?

Nước bọt theo y học hiện đại

Theo định nghĩa ở sách Yamadas Textbook of Gastroenterology nước bọt là dịch lỏng, trong suốt, không màu, quánh, pH 6,5; có nhiều chức năng quan trọng như:

- Tiêu hóa (có enzym thủy phân tinh bột),

- Bôi trơn (giúp cho các hoạt động nhai, nuốt và nói),

- Làm sạch (loại bỏ những mảnh vụn thức ăn ở miệng và răng),

- Tái khoáng hóa (giúp lành sâu răng ở giai đoạn sớm),

- Bảo vệ (như một yếu tố kháng khuẩn chống lại vi sinh vật và trung hòa acid do mảng bám vi khuẩn sinh ra).

Bác sĩ Stanley Cohen (nhà khoa học Mỹ đã từng được giải Nobel về y sinh lý) đã phát hiện trong nước bọt có chứa một yếu tố sinh trưởng biểu bì, có tác dụng tái tạo và nhân lên số lượng tế bào da.

Ngoài ra trong nước bọt còn có chứa một lượng nhỏ các chất có hoạt tính sinh học khác như yếu tố sinh trưởng thần kinh, có tác dụng kích thích sự phân hóa và tái tạo tế bào thần kinh cảm giác và thần kinh giao cảm.

Nhiều nhà khoa học Mỹ đã tìm ra trong nước bọt có chứa 1 loại protein thiên nhiên Secretory Leucocyte Protease Inhibitor tác động như một chất chống viêm, đồng thời còn có tác dụng đối kháng với sự thoái hóa biến chất của nhiều protein trong cơ thể.

Theo sách Yamadas Textbook of Gastroenterology, trong nước bọt có hơn chục loại enzym, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng, các acid hữu cơ và hormon cần thiết cho cơ thể.

Ví dụ, ngoài men amylase tiêu hóa, còn có lysozyme kháng khuẩn, immunoglobulin tăng cường miễn dịch, muccus protein bảo vệ niêm mạc dạ dày).

Đông y 5000 năm thực tiễn

Trong Đông y, nước bọt được xem là thứ vô cùng quan trọng và quý giá trong việc phòng, chữa bệnh.

Nước bọt được gọi với những tên hiệu cực kỳ thanh quý là: Ngọc dịch (chất dịch quý như ngọc), Ngọc tuyền (Dòng suối có nước ngọc), Ngọc tương (chất dịch quý như ngọc), Hoa trì thủy (cái ao của tinh hoa), Ngọc trì thủy (cái ao của ngọc)...

Sách Nội Cảnh Kinh cách đây khoảng 2000 năm viết về công dụng của nuốt nước bọt: không sinh bệnh, thân thể khỏe mạnh, hơi thở thơm tho, trừ diệt được các khí độc hại, làm đẹp dung nhan, tinh thần tỉnh táo.

Trương Cảnh Nhạc (1563 - 1640), y gia trứ danh đời Minh (Trung Quốc), trong tác phẩm của ông là “Cảnh Nhạc Toàn Thư” đã viết:

“Thực ngọc tuyền giảm khả diên niên, trừ bách bệnh, năng nhuận ngũ tạng, duyệt cơ phu” - nghĩa là nuốt nước bọt có thể sống lâu, trừ được nhiều bệnh, bồi bổ ngũ tạng, làm khỏe cơ đẹp da.

Sách Thọ Thế Thanh Biên chép: Dùng nước bọt để quán khái ngũ tạng, giáng hoả rất mau. Càng nuốt nhiều lần càng tốt.

Lý Thời Trân trong Bản Thảo Cương Mục viết: Nước bọt vị mặn, tính bình, không độc. Dùng chữa mụn nhọt sưng đau, ghẻ lở, phỏng da, còn có tác dụng làm sáng mắt, phá tan màng mộng, giải độc, trừ tà độc và ngộ độc vì thủy ngân.

Trong sách này còn ghi thêm: Muốn có nước bọt tốt thì sáng sớm thức dậy chưa ăn uống gì, chưa nói gì, dùng nước bọt mới tiết ra bôi ngay lên mụn nhọt.

Cách thực hiện bài tập nuốt nước bọt
 

Ngồi xếp bằng trên giường, hoặc lúc rỗi thì ngồi ngay ngắn, thả lỏng cơ thể, tập trung tinh thần, không nghĩ linh tinh, nhắm mắt.

Ngậm miệng, dùng lưỡi cuộn lên vòm họng, một lúc sau sẽ dần dần sinh ra nước bọt, từ từ nuốt xuống, lấy 9 làm bội số nhuốt 9 lần, 18 lần… tùy thuộc vào thời gian của mình nhiều hay ít.

Mỗi ngày sáng, trưa chiều, làm một lần. Không có thời gian thì làm trước khi đi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy.

Theo Diệu Hải (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)

Nổi bật