"Những quyết định mang tính nguyên tắc đã được thông qua, chúng tôi (Nga) đang chuẩn bị cho các cuộc hội đàm để ký kết hợp đồng với Indonesia”, Viktor Kladov, Giám đốc Bộ phận hợp tác quốc tế của tập đoàn Rostec tuyên bố.
Tiêm kích Su-35. |
Theo ông Kladov, số lượng máy bay Su-35 Indonesia sẽ mua không dưới 18 chiếc.
Việc Indonesia tăng cường sức mạnh cho phi đội chiến đấu cơ của mình là do cạnh tranh ở Biển Đông trầm trọng hơn, Không quân Indonesia hy vọng triển khai nhiều nguồn lực hơn ở khu vực này để bảo vệ lãnh thổ, ông Moeldoko, Tổng tư lệnh Quân đội Indonesia tiết lộ về mục đích của bản kế hoạch mua sắm chiến đấu cơ này.
Ông Moeldoko còn cho biết thêm rằng: “Trong tương lai, tôi hy vọng Không quân Indonesia sẽ có thể thúc đẩy chủ quyền của chúng ta, đặc biệt là ở Biển Đông”. Ông cũng cho biết, thúc đẩy chủ quyền trên không ở Biển Đông rất quan trọng, ngoài đạt được quan hệ đối tác an ninh với các nước láng giềng, cũng cải thiện kinh tế quốc dân.
Ông Moeldoko nói với hàng nghìn binh sĩ không quân rằng: “Điều này cần một lực lượng đường không mạnh, ngoại giao linh hoạt và giám sát chặt chẽ”.
Trước khi Indonesia công khai kế hoạch trang bị tiêm kích Su-35 cho phi đội hoạt động tại Biển Đông, mục đích theo đuổi thương vụ Su-35 của Trung Quốc (số lượng 24 chiếc) được cho rằng là để phục vụ cho tham vọng của Bắc Kinh cũng tại vùng biển này.
Nhận định này được một đại diện của công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước của Nga, Rosoboronexport đưa ra.
Theo vị đại diện này, ban đầu nhiều chuyên gia đã có nhận định rằng, nếu mua được Su-35 Trung Quốc sẽ sử dụng tại biển Hoa Đông. Tuy nhiên, sau khi phân tích các tính năng của Su-35, các chuyên gia Nga cho rằng Trung Quốc có thể sẽ triển khai tiêm kích đa năng tối tân Su-35 tới khu vực Biển Đông thay vì Hoa Đông.