Bi kịch những đứa trẻ trong bức ảnh 'mẹ bán con': Bị cưỡng bức đến chửa hoang, bị bạo hành đến loạn trí, thành kẻ nguy hiểm cho xã hội

16/11/2018 07:44:06

Bức ảnh "mẹ bán con" một thời gây xôn xao dư luận tiểu bang Chicago, Mỹ. Nhưng đó chưa phải là tất cả bi kịch, cuộc đời sau đó của các chị em còn gây xúc động hơn cả.

Ngày 5/8/1948, tờ Valparaiso Vidette-Messenger gây chú ý với một bức ảnh kèm dòng chú thích: "Tấm biển "bán con" đặt trước sân ngôi nhà ở Chicago, Mỹ thay lời nói lên hoàn cảnh đáng thương của gia đình Chalifoux khi họ đang bị chủ nhà buộc phải rời đi. Không có nơi nào để đi, một tài xế thất nghiệp và vợ mình quyết định đăng bảng bán 4 đứa con. Mẹ của lũ trẻ quay đi tránh ống kính camera trong khi những đứa trẻ ngồi trên bậc thang lại giương ánh mắt ngây thơ nhìn nhau mà không hề hay biết chuyện gì đang xảy ra. Ngồi trên cao là Lana, 6 tuổi, Rae, 5 tuổi và phía dưới là Milton, 4 tuổi và Sue Ellen, 2 tuổi".

Bi kịch những đứa trẻ trong bức ảnh 'mẹ bán con': Bị cưỡng bức đến chửa hoang, bị bạo hành đến loạn trí, thành kẻ nguy hiểm cho xã hội

Sau khi bức ảnh này được lan truyền, nó ngay lập tức trở thành đề tài gây xôn xao dư luận. Khi đó, rất nhiều nhà hảo tâm đã bày tỏ mong muốn được giúp đỡ người nhà Chalifoux, đồng thời cũng có không ít ý kiến cho rằng người phụ nữ kia được trả tiền để thực hiện bức ảnh này. Thế nhưng, chỉ trong vòng 2 năm, các đứa trẻ đã được bán đi vào các gia đình khác nhau.

RaeAnn và Milton được bán cho gia đình Zoeteman vào năm 1950, rồi đổi tên thành Beverly và Kenneth. So với hoàn cảnh khốn khổ trước đây thì cuộc sống tại nhà bố mẹ nuôi của RaeAnn và Milton cũng chẳng tốt đẹp hơn bao nhiêu. Chúng bị bắt làm việc ngoài đồng trong suốt nhiều giờ đồng hồ, nếu không nghe lời, chúng sẽ bị xích lại rồi nhốt vào chuồng ngựa. Milton còn nhớ ngày nhỏ từng bị bố nuôi gọi là "nô lệ". Lúc đó, cậu vui vẻ chấp nhận "biệt danh" này vì chẳng hiểu ý nghĩa của nó là gì.

Bi kịch những đứa trẻ trong bức ảnh 'mẹ bán con': Bị cưỡng bức đến chửa hoang, bị bạo hành đến loạn trí, thành kẻ nguy hiểm cho xã hội - 1
RaeAnn (bìa trái) và Milton (bìa phải) bị bán cho gia đình Zoeteman.

May mắn hơn 2 anh chị của mình là em trai út tên David, người vẫn còn nằm yên trong bụng mẹ thời điểm bức ảnh được chụp. Hồi 9 tháng tuổi, cậu được gia đình ông bà Harry và Luella McDaniel ở gần đó nhận nuôi một cách hợp pháp. David cho biết bố mẹ nuôi dù khó tính nhưng rất yêu thương và ủng hộ cậu. Thuở nhỏ, David vẫn hay đạp xe đến thăm RaeAnn và Milton, thỉnh thoảng còn giải thoát cho họ mỗi khi họ bị bố mẹ nuôi trừng phạt.

Vì không chịu nổi hoàn cảnh gia đình, RaeAnn bỏ nhà đi vào năm 17 tuổi. không lâu sau đó, cô bị bắt cóc và cưỡng bức đến nỗi mang thai. RaeAnn được gửi đến trung tâm dành cho những thiếu nữ mang thai ngoài giá thú. Đứa bé sau khi chào đời thì được một gia đình khác nhận nuôi.

Sau khi trưởng thành, Milton trở thành một người đàn ông có máu bạo lực, bị chính quyền địa phương đánh giá là thành phần có thể gây nguy hiểm cho xã hội. Khi đó, Milton buộc phải đến bệnh viện tâm thần để điều trị tâm lý trong suốt nhiều năm thay vì bị bắt giam đến trung tâm cải tạo trẻ vị thành niên.

Nói về người mẹ trong bức ảnh, sau khi bán hết tất cả 5 đứa con của mình, bà ly dị và kết hôn với người chồng mới rồi hạ sinh 4 người con. Thời gian đầu, khi các con của chồng trước tìm về thăm, bà thể hiện thái độ dửng dưng, lạnh lùng và thậm chí còn chẳng hề cảm thấy hối lỗi khi năm xưa đã bán bọn trẻ.

Trong số các anh chị em thì David là người nỗ lực tìm kiếm và kết nối mọi người lại với nhau nhất. Nhưng ngay trước khi mọi người vẫn chưa liên lạc được với nhau thì chị cả Lana đã qua đời vì bệnh ung thư vào năm 1998. Sau khi đọc được bài báo về cuộc hội ngộ của 2 người chị Sue Ellen và chị gái RaeAnn trên tờ The Times, David dự định tổ chức cuộc họp mặt mọi người vào mùa thu năm 2013 nhưng chỉ 2 tuần sau thì hay tin chị út Sue Ellen qua đời ở tuổi 67.

Bi kịch những đứa trẻ trong bức ảnh 'mẹ bán con': Bị cưỡng bức đến chửa hoang, bị bạo hành đến loạn trí, thành kẻ nguy hiểm cho xã hội - 2
Sue Ellen và RaeAnn hội ngộ tại ngôi nhà của gia đình ở Hammond.

Trong bài phỏng vấn với tờ The Times vào năm 2013, Sue Ellen thể hiện sự thù hận dành cho mẹ đẻ với câu nói cay độc: "Bà ấy nên bị hỏa thiêu dưới địa ngục". Về phía David lại lên tiếng bênh vực mẹ, cho rằng bà có nỗi khổ riêng: "Chúng ta đều là con người, chúng ta đều mắc lỗi. Bà ấy đã nghĩ cho chúng tôi khi tìm cách bán chúng tôi thay vì để chúng tôi chết". Trong khi đó, Milton lại cảm thấy mẹ đẻ ghét mình vì chưa một lần bà thể hiện tình yêu thương hay xin lỗi về những điều bà đã làm.

Theo Imacho (Helino)