Đền thờ Shinto (Thần đạo) ở Nhật Bản đều do nữ giới canh gác. Những cô gái này hầu hết đều còn trẻ, mặc hakama đỏ (quần ống rộng) hoặc váy đỏ, áo kimono trắng (hoặc áo khoác) và buộc tóc. Những cô gái này được gọi là miko - “trinh nữ tế thần” hoặc Vu nữ.
Những cô gái canh đền ở đây đều trẻ trung và vô cùng xinh đẹp. Các Vu nữ đảm nhận nhiệm vụ như thực hiện các nghi lễ, ra quẻ bói, lên đồng… Họ nhảy múa các điệu truyền thống gọi là miko-mai.
Từ thời Minh Trị, Vu nữ trở thành những người làm việc trong đền thờ, trợ giúp các hoạt động cúng lễ ở đây.
Trong lịch sử, Vu nữ được coi là những nhân vật đại diện cho tôn giáo và chính trị có quyền năng to lớn ở Nhật Bản. Ngày nay, Vu nữ chỉ còn làm nhiệm vụ hỗ trợ trông coi đền.
Để được trở thành miko chuyên phục vụ trong các đền thờ đạo Nhật Bản, người phụ nữ phải bảo toàn trinh tiết, nhằm gìn giữ ý nghĩa linh thiêng của buổi lễ. Khi lấy chồng, họ sẽ buộc phải từ bỏ công việc trên.
Thế nhưng, dần dần, tục lệ này đang dần bị bãi bỏ. Theo đó, nhiều Vu nữ sau này khi kết hôn vẫn tiếp tục công việc của mình. Họ bắt đầu công việc từ khi 7 tuổi và làm cho tới khi kết hôn.
Vu nữ được phân ra thành 3 loại: các nhân vật coi sóc đền thờ, miko thời vụ và những cô gái còn rất trẻ, thường là các bé gái đang học tiểu học. Nhiệm vụ của các bé là thực hiện điệu miko-mai tại các ngôi đền hàng năm. Thông thường, mỗi năm sẽ có một bé gái được lựa chọn.
Các ngôi đền đặt ra tiêu chuẩn khá nghiêm ngặt khi tuyển chọn miko. Sau tuổi 25, những phụ nữ này sẽ thuận theo quy định, trở thành những người phục vụ đơn thuần trong đền.
Ngày nay, các miko vẫn mặc các trang phục truyền thống của họ. Điểm đặc biệt là tóc của miko luôn được cột ngay ngắn bởi dải lụa đỏ hoặc trắng, thể hiện tâm hồn thuần khiết và sự nhiệt huyết với công việc thiêng liêng này.
Theo Mai An (Saostar.vn)