Hóa ra chiến hạm Gepard 3.9 của Việt Nam có hangar đặc biệt để mang theo trực thăng Ka-28 trong những chuyến đi xa.
Như đã biết, trong thiết kế của chiến hạm Gepard 3.9 Project 11661 mà Nga xuất khẩu cho Việt Nam không có hangar (nhà chứa máy bay) mà thay vào đó chỉ có sân đỗ máy bay trực thăng hạng trung ở đuôi tàu. Việc này dấy lên lo ngại cho rằng tàu Gepard 3.9 không thể mang máy bay trong các chuyến hành trình biển xa. Thực tế, khó mà có thể đem theo máy bay khi không có hangar trong chuyến đi hàng nghìn km. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam Thế nhưng, các hình ảnh gần đây cho thấy điều ngược lại. Theo đó, trong chương trình về trực thăng Ka-28 thuộc Lữ đoàn 954 trang bị cho tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng (011), kênh QPVN phát các hình ảnh chiếc Ka-28 đang được kéo ra từ một hangar “đặc biệt”. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam Hangar đó hóa ra chính là phần không giãn rỗng của cột buồn thứ 2 lắp các thiết bị điện tử trên tàu hộ vệ Gepard 3.9. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam Bức ảnh chụp từ trong buồng lái chiếc Ka-28, nhìn xuống dưới có thể thấy rõ chiếc “hangar đặc biệt đó”. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam Đương nhiên, hangar này không có cửa và sẽ chỉ che được một phần máy bay khỏi mưa gió. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam Dẫu vậy, với hangar “nửa vời” này sẽ trợ giúp đắc lực cho việc cất giữ máy bay trong mọi điều kiện thời tiết trên biển. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam Có thể thấy hai khối kiến trúc lắp bệ pháo AK-630 ở hai bên tạo thành “tường hangar” vững chãi. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam Việc kéo máy bay ra vào hangar được trợ giúp bởi cáp tời điều khiển bằng điện. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam Mặt boong sân đỗ bố trí lưới mắt cá bền vững để níu máy bay. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam Để thuận tiện cho không gian khá hẹp trong hangar, cánh quạt đồng trục trực thăng săn ngầm Ka-28 được gấp gọn trước khi cất giữ. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam Cơ cấu cánh quạt đồng trục của Ka-28 được đánh giá là rất tiện lợi cho hoạt động trên biển với luồng gió phức tạp. Bên cạnh đó, việc không cần cánh đuôi giúp Ka-28 nhỏ gọn, nhét vừa hangar “tự nhiên”. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam Ka-28 được xem là một trong những trực thăng chống ngầm đáng sợ nhất thế giới. Nó có những đặc điểm độc đáo mà không có một trực thăng nào của Mỹ, châu Âu có được. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam Điểm làm nên sự độc đáo của trực thăng Kamov là sử dụng cơ cánh quạt nâng đồng trục. Theo đó, thay vì chỉ sự dụng một cánh quạt chính như trực thăng truyền thống, Kamov Ka-28 dùng cơ cấu 2 cánh quạt nâng quay ngược chiều nhau sẽ tạo ra 2 mô men tự quay cũng ngược chiều nhau và vì vậy chúng tự triệt tiêu lẫn nhau. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam Việc dùng cơ cấu cánh này giúp loại bỏ hoàn toàn cánh quạt đuôi, qua đó giảm tiếng ồn và kích thước bề ngang máy bay. Ngoài ra, nó giúp cho trực thăng có độ cơ động và linh hoạt cao hơn. Và vì không có cánh quạt đuôi nên loại này không ngại gió thổi ngang, có thể cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam “Sát thủ săn ngầm” này có tính năng kỹ chiến thuật đa năng, có khả năng tìm và tiêu diệt tàu ngầm với ba phương án khác nhau bằng các thiết bị hiện đại nhất hiện nay ở độ sâu gấp ba lần độ sâu hoạt động của tàu ngầm. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam Ka-28 còn có thêm khả năng dò tìm tàu ngầm bằng phao thủy âm vô tuyến RGB (dò bằng sóng vô tuyến khi tàu ngầm phát ra tín hiệu sóng vô tuyến lên không trung) và dò âm VGS (dò tiếng chân vịt của tàu ngầm). Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam Ka-28 được trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước và gắn thêm thiết bị chống nhiễu, gây nhiễu để tàu ngầm không thể phát hiện. Khoang vũ khí của nó mang được ngư lôi tự dẫn, bom chìm và mìn. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam |
Theo An Ninh (Kienthuc.net.vn)