Trang tin Nationalinterest.org của Mỹ vừa cập nhật bài viết giải mã 5 chuyện hoang đường về sức mạnh của Trung Quốc.
Hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh đã giúp giới lãnh đạo TQ quay lại hiện đại hóa quân đội. Từ 1995-2015 ngân sách quốc phòng của Trung Quốc liên tục tăng ở mức hai con số.
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPR) ước tính, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2015 là 214 tỷ, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc chiếm tới 48% tổng chi tiêu của các quốc gia ở châu Á và châu Đại Dương gộp lại.
Tàu sân bay Liêu Ninh sau khi cải tạo |
Mặc dù chi tiêu quốc phòng tăng đáng kể nhưng bản chất của các cải cách này lại rất hạn chế. Đã là siêu cường thì phải có sức mạnh mang tính toàn cầu, nhưng khả năng trên của Trung Quốc mới chỉ bó hẹp ở khu vực Đông Á.
Các dự án xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông gàn đây đã phóng đại quá mức, nhưng rất dễ bị tấn công. Nhân tố Trung Quốc tại Biển Đông làm cho tình hình an ninh khu vực khu vực thêm bất ổn, không chỉ nhắm vào các nước láng giềng mà còn làm tăng căng thẳng quốc tế, trong đó có mối quan tâm của Mỹ.
Để thể hiện vai trò siêu cường, Trung Quốc mới đây đã xây dựng tàu sân bay mang tên Liêu Ninh, đưa vào sử dụng năm 2012. Thực chất vẫn là tàu sân bay 'second-hand' của Liên Xô thải ra nay tân trang lại. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang cố gắng phát triển một tàu sân bay theo thiết kế và công nghệ nội địa, giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ.
Tháng 2/2016, Trung Quốc tuyên bố lập cơ sở quân sự ở Djibouti (quốc gia ở đông Châu Phi) vì mục đích nhân đạo và gìn giữ hòa bình, điều này không chỉ cho thấy chiếc vòi "bá quyền" Trung Quốc đã lan sang cả lục địa đen, nhưng nó còn lộ ra một yếu điểm lớn của hải quân Trung Quốc, do không có tàu sân bay lớn, nên Trung Quốc phải dùng đến các tàu khu trục nhỏ.
Tàu hải quân Linyi (Lâm Nghi) của Trung Quốc tại cảng Aden, Yemen cuối tháng 3/2015 |
Có những trở ngại khác mà ai cũng biết, Trung Quốc không thể dùng tiền để hiện đại gấp rút quân đội một khi thiếu kinh nghiệm thực tế. Quân đội Trung Quốc chưa hề trải qua chiến đấu lớn kể từ năm 1949, trừ cuộc chiến xâm lược Việt Nam năm 1979 nên quân đội vẫn chưa được kiểm chứng, thiếu kinh nghiệm chiến trường nếu so với quân đội Mỹ.
Việc tổ chức lại PLA (tức quân đội TQ) có thể làm trầm trọng thêm những vấn đề này trong nội bộ, đặc biệt là khả năng tác chiến, chỉ huy và kiểm soát. Với những hạn chế nói trên, có thể khẳng định sức mạnh quân sự của Trung Quốc tuy "to và đông" nhưng không mạnh, vẫn tiềm ẩn nhiều hạn chế. Trung Quốc phải mất nhiều thập kỷ nữa mới trở thành một một siêu cường quân sự toàn cầu đúng theo đúng nghĩa.
Hoang đường 2: Trung Quốc nắm giữ hơn 1 nghìn tỷ $ trong khoản nợ của Mỹ?
Quan niệm cho rằng Trung Quốc nắm giữ hơn 1 nghìn tỷ $ trong khoản nợ của Mỹ, tiền của Trung Quốc là đòn bẩy cho nền kinh tế Mỹ là một sai và bị thổi phồng. Việc mua nợ có chủ quyền nước ngoài (nợ chính phủ) là một giao dịch thông thường, giúp duy trì sự tính mở của nền kinh tế toàn cầu.
Nợ quốc gia có nhiều lý do, nợ chính phủ thường bao gồm một phần dự trữ ngoại hối quốc gia, trong đó cho phép các quốc gia trả tiền bằng hàng hóa và đầu tư ra nước ngoài. Các ngân hàng trung ương cũng mua nợ chính phủ để duy trì tỷ giá hối đoái, ngăn chặn bất ổn kinh tế và đảm bảo mức dự trữ với rủi ro thấp. Do vậy, Trung Quốc mua nợ của Mỹ cũng vì những lý do tương tự.
Quan trọng hơn, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất sở hữu nợ lớn của Mỹ mà nợ của Mỹ là một dạng tài sản khi cần. Nó hoàn toàn an toàn và thuận tiện, và là đồng tiền dự trữ của thế giới, bởi Mỹ kim là đồng tiền được sử dụng khá rộng rãi trong các giao dịch quốc tế.
Trung Quốc nắm giữ hơn 1 nghìn tỷ $ trong khoản nợ của Mỹ |
Trung Quốc đứng đầu danh sách chủ nợ nước ngoài của Mỹ, với số tiền là 1.244,6 tỷ $, Nhật Bản đứng thứ hai, với 1.137,1 tỷ $. Phần lớn các khoản nợ của Mỹ, xấp xỉ 60 % là của các pháp nhân tài chính và các tổ chức tín dụng trong nước của Mỹ.
Ngoài ra, Mỹ còn được xem là một "con nợ" rất đặc biệt, nợ của Mỹ là một tài sản vô cùng mong muốn trong nền kinh tế chung toàn cầu. Nó được tổ chức trong một không gian cực rộng và hầu như lúc nào cũng có người sẵn sàng mua các trái phiếu kho bạc của Mỹ.
Trong trường hợp Trung Quốc thực sự muốn bán cổ phần của mình, tác động tổng thể đối với Mỹ rất hạn chế. Ví dụ, trong tháng 8/2015 Trung Quốc đã giảm lượng nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ khoảng 180 tỷ $ và mức ảnh hưởng đến giá trị tổng thể kho bạc Mỹ chẳng đáng là bao.
Hoang đường 3: Trung Quốc chẳng làm được gì để giảm lượng khí thải carbon.
Chẳng nói mọi người đều biết, Trung Quốc là quốc gia có mức độ ô nhiễm lớn nhất hành tinh. Đây là hậu quả của nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế nóng nên nhu cầu năng lượng của Trung Quốc rất cao. Do sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than và dầu nên đã biến Trung Quốc trở thành nơi có lượng phát tán khi carbon dioxide (CO2) lớn nhất hành tinh.
Chính phủ Trung Quốc đã cam kết cắt giảm 60-65% mức phát tán khí CO2 trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2030. Năm 2015, Trung Quốc còn cam kết cắt giảm khí thải trong các ngành công nghiệp sản xuất điện, thép, xi măng.
Biểu đồ mức nhập khẩu dầu thô thế giới của Trung Quốc (tính đến năm 2014 |
Nhưng thực tế Trung Quốc lại tiếp tục tiêu thụ than đá nhiều hơn tất cả các nước khác trên thế giới gộp lại. Bởi vậy, theo giới phân tích, nền kinh tế Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc lâu dài về nhiên liệu hóa thạch nên kỷ lục ô nhiễm của Trung Quốc vẫn chưa bị xô đổ.
Hoang đường 4: Chính sách tiền tệ của Trung Quốc tạo ra cán cân thương mại không công bằng đối với Mỹ.
Trong năm 2016 khi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt, các ứng cử viên thuộc hai đảng của Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc thao túng đồng tiền, xuyên tạc vai trò của tỷ giá hối đoái đồng Nhân dân tệ (NDT) trong nền kinh tế thế giới. Trong khi Trung Quốc sửa tỷ giá hối đoái danh nghĩa của mình, thì các quốc gia khác, như Mỹ lại chọn cách can thiệp vào thị trường nội địa bằng việc thiết lập lãi suất riêng.
Phần lớn những chỉ trích chính trị chống lại Trung Quốc có nguồn từ việc gộp tỷ giá hối đoái danh nghĩa và hối đoái thực vào thành một. Tất cả các chính phủ tự in tiền riêng có thể thiết lập tỷ giá hối đoái danh nghĩa tiền tệ, nhưng tỷ lệ hối đoái thực nói chung thường quan trọng hơn trong thương mại, nó được xác định bởi sức mua trong nước so với các thị trường nước ngoài.
Kết quả, tỷ giá hối đoái danh nghĩa thường không liên quan đến dòng tiền thương mại. Ví dụ, trong nhiều thập kỷ đồng đôla mất giá so với đồng Yên, mức thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật Bản, từ $ 1,2 tỷ $ năm 1970 lên 591tỷ $ vào năm 1995. Từ năm 2004 đến năm 2014, khi đồng đôla mất giá so với đồng NDT, Mỹ thâm hụt thương mại với Trung Quốc tăng gấp đôi, từ 162,2 tỷ $ lên 365,7 tỷ $.
Năm 2015 đồng NDT được IMF đưa vào rổ tiền SDR |
Trong lịch sử, Trung Quốc đã sử dụng điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa để quản lý độ ổn định giá và duy trì việc làm. Trong nhiều năm Trung Quốc đã tìm cách giữ giá trị đồng NDT ổn định để thúc đẩy tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, vấn đề xác định giá trị đồng NDT trở nên ít quan trọng hơn.
Do Trung Quốc nhằm mục đích tái cân bằng nền kinh tế theo mô hình định hướng tiêu thụ, nên chính sách kinh tế của Trung Quốc đã thay đổi theo hướng duy trì đồng NDT mạnh, để giảm chi phí nhập khẩu và khuyến khích tiêu dùng trong nước. Chưa hết, duy trì đồng NDT mạnh cũng có thể phản ánh mong muốn nhằm cải thiện việc sử dụng quốc tế của đồng tiền này.
Vị thế quốc tế của đồng NDT bắt đầu thay đổi vào năm 2015 khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa đồng NDT vào rổ tiền tệ lưu thông, có tên những đồng tiền có Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), giúp các nước đa dạng hoá đồng tiền khi được IMF giải ngân.
Điều này mang lại lợi ích đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu, vì nó đòi hỏi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phải có sự minh bạch hơn khi quản lý lưu thông đồng NDT. Tuy nhiên, việc quốc tế hóa đồng NDT đã phát sinh những thách thức mới mà Trung Quốc chưa ngờ tới. Để tăng cường NDT cho thị trường trong nước, giới lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành mở tài khoản vốn của nhà nước, nhằm giảm áp lực cho đồng NDT.
Chuyện hoang đường 5: Chính sách không nhất quán của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc
Mối quan hệ Trung-Triều rạn nứt sau khi Trung Quốc ủng hộ các biện pháp trừng phạt Triều Tiên của LHQ |
Hợp tác đa phương về các vấn đề toàn cầu giúp Bắc Kinh có cơ hội thể hiện cam kết giữ gìn hòa bình và ổn định quốc tế. Trong quá khứ, Trung Quốc đã từng chống lại các hành động can thiệp, đặc biệt là các nghị quyết của Liên Hợp Quốc tạo ra sự thỏa hiệp chủ quyền quốc gia, nhưng quan điểm này giờ đây đã đổi chiều.
Trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã có những bước thay đổi lớn, từ không tham dự, ủng hộ một cách do dự, đến trở thành một thành viên tích cực trong Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc hiện là nước đóng góp lớn thứ ba cho ngân sách thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, nước đóng góp lớn thứ hai cho ngân sách gìn giữ hòa bình và đã cam kết gửi ba ngàn nhân viên cho các hoạt động gìn giữ hòa bình cho Liên Hiệp Quốc.
Sự thay đổi chóng mặt của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cũng được chứng minh bằng sự "tiến hoá" của Trung Quốc về hành xử đối với Bắc Triều Tiên. Sau nhiều thập kỷ chăm lo cho quốc gia này để phục vụ lợi ích của mình, tháng 2/2016, Trung Quốc đã ủng hộ một số biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất của LHQ đối với Bắc Triều Tiên sau khi nước này tiếp tục các cuộc thử nghiệm hạt nhân.
Xây dựng đảo nhân tạo tại Biển Đông, Trung Quốc làm cho tình hình an ninh khu vực trở nên căng thẳng |
Ngoài ra, Trung Quốc đã ký rất nhiều công ước quốc tế, nhưng lại có thái độ nước đôi, miệng thì nói là ủng hộ một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp nhưng vai trò của Trung Quốc tại Tòa án thường trực The Hague lại rất mờ nhạt.
Ví dụ, các xung đột tại Biển Đông, Trung Quốc không cân bằng lợi ích của các quốc gia khác mà chỉ quan tâm đến mình. Bằng cách bác bỏ thẩm quyền của Hội đồng trọng tài The Hague, Trung Quốc muốn chọn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển để có lợi hơn và đưa ra những lý lẽ phi lý không ai có thể chấp nhận được.
Theo Khắc Nam (Đất Việt)