Trang The National Interest vừa có bài viết thừa nhận về thất bại trong Chiến tranh Việt Nam khi lính Mỹ dùng cả tá tên lửa M72 không hạ được PT-76.
Nội dung này được nói đến trong bài viết của chuyên gia quân sự Mỹ Sebastien Roblin. Trong chiến tranh Việt Nam, PT-76 đã thể hiện năng lực tác chiến và khả năng sốt sót cực ấn tượng, khiến giới quân sự Mỹ kinh ngạc.
Sebastien Roblin cho biết, đêm 6 rạng 7/2/1969, Trung đoàn 24, được sự yểm trợ của 2 đại đội xe tăng (theo biên chế là 22 xe PT-76) sau một thời gian chuẩn bị chiến trường, tiến hành cuộc tấn công vào cứ điểm Làng Vây, nơi đồn trú của một đơn vị lính đặc nhiệm Mỹ, 4 đại đội biệt kích VNCH dưới quyền chỉ huy của sĩ quan Mỹ, Đại úy Frank C. Willoughby.
Lần đầu tiên trên chiến trường Đông Dương, quận đội Mỹ và lực lượng VNCH thực sự choáng váng khi từ 3 hướng, xe tăng Quân Giải phóng xuất hiện, đột phá qua bãi mìn chống bộ binh, đè bẹp hàng rào dây thép gai cùng chướng ngại vật.
|
Xe lội nước PT-76 Việt Nam. |
Lính tăng sử dụng pháo 76 mm bắn phá các hỏa điểm của đối phương, đè bẹp sức kháng cự của địch, tạo điều kiện cho quân Giải phóng tràn vào cứ điểm tiêu diệt mục tiêu.
Trước sức tấn công như vũ bão của quân giải phóng, biệt kích Mỹ cố gắng chống trả bằng súng chống tăng M-72 tấn công xe tăng PT-76, nhưng không đạt bất cứ hiệu quả nào. Đầu đạn nổ lõm theo nguyên lý dễ dàng xuyên qua vỏ thép mỏng 20 mm của xe.
Trong cuộc tấn công này, lính Mỹ đã phóng đi khoảng gần 100 quả M72, tuy nhiên một số không nổ, số còn lại hoặc bắn trượt, hoặc chạm vào vỏ thép nghiêng rồi văng ra. Kết quả cuối cùng Mỹ không hạ được bất cứ chiếc PT-76 nào dù đã tốn vào chục quả tên lửa.
Nâng cấp
Dù có thành tích cực ấn tượng trong chiến tranh, tuy nhiên do đã trải qua hàng chục năm trang bị, nâng cấp PT-76 là nhiệm vụ cấp bách lúc này nhằm thích ứng hơn với chiến tranh hiện đại.
Theo những thông tin được công khai, đạn 76,2mm của PT-76 có khả năng xuyên phá giáp xe bọc thép chở quân hoặc xe chiến đấu bộ binh. Để tối ưu cho khả năng bơi, thân xe được thiết kế với hình dáng tương tự chiếc thuyền. Chính vì tối ưu cho khả năng bơi lội nên PT-76 hi sinh “bộ giáp bảo vệ” để giảm tối đa trọng lượng.
Vị trí được bọc giáp dày nhất là tháp pháo, chừng 20mm, còn lại chỉ tầm 10-16mm. Với “bộ giáp mỏng manh” này chỉ cho phép PT-76 kháng chịu đạn cỡ 7,62mm và mảnh đạn pháo. Nó dễ bị tổn thương bởi đạn súng máy hạng nặng 12,7mm.
Vì vậy, trong tác chiến hiện đại, PT-76 có những điểm yếu quan trọng cần khắc phục. Đó là hỏa lực yếu, tốc độ pháo bắn chậm (6-8 phát/phút), không có khả năng phòng không, không có hệ thống ổn định pháo – kính ngắm do đó để bắn chính xác xe phải dừng ngắm. Tốc độ cơ động chậm cả trên mặt nước và trên bộ.
Do đó, Tập đoàn Chế tạo máy đặc chủng và luyện kim Nga đã đưa ra thiết kế đề xuất hiện đại hóa xe tăng lội nước PT–76. Tăng được lắp đặt pháo tốc độ bắn cao, tên lửa có điều khiển và hệ thống kính ngắm chống bắn tỉa, hệ thống điều khiển hỏa lực mới.
Theo đó, Các nhà thiết kế đã đề xuất thay thế hoàn toàn tháp pháo và vũ khí trang bị. Tháp pháo được thiết kế theo mô hình mới, lắp pháo tự động 57 mm, bốn ống phóng tên lửa chống tăng có điều khiển Cornet; súng máy hạng nặng Kord 12,7 mm; súng phóng lựu tự động AG-30; hệ thống điều khiển hỏa lực tầm xa tự động hóa cao và thiết bị quang điện tử tìm kiếm phát hiện mục tiêu.
Với gói trang bị mới, xe PT-76 Việt Nam có thể diệt hầu hết mục tiêu trong tầm bắn, đồng thời tăng cường đáng kể khả năng chịu đòn sau khi hoàn thành nâng cấp.
Clip Hải quân đánh bộ Việt Nam huấn luyện với PT-76 |
Theo Đan Nguyên (Đất Việt)