"Chưa đánh người mặt đỏ như vang, đánh người xong mặt vàng như nghệ"?
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) được cho là đang ở trong "tình trạng hoảng loạn" sau cuộc đụng độ biên giới với Quân đội Ấn Độ (IAF) tại khu vực biên giới tranh chấp trên dãy núi Himalaya hôm 15/6/2020.
Phóng viên Abhinandan Mishra của tờ The Sunday Guardian (Ấn Độ) đã mô tả trong bài viết được đăng tải hôm 21/6 như sau:
"Binh sĩ PLA đang trong tình trạng sốc và sợ hãi sau khi IAF phản ứng bằng "sheer fighting force" (tạm dịch: lực lượng sẵn sàng chiến đấu) trước vụ việc được cho là hành động "bội phản" của Trung Quốc".
Hai quốc gia đông dân nhất nhì Châu Á có chung đường biên giới ở kỳ quan thiên nhiên thế giới Himalaya, nơi các đỉnh núi có thể cao tới 7.200 mét.
Tại một khu vực khá "yên tĩnh" trong những năm gần đây, đã nổ ra các cuộc đụng độ biên giới chết người giữa hai cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân kể từ ngày 10/5/2020.
Bài báo của The Sunday Guardian hôm 21/6 đã đưa ra các chi tiết về cuộc đụng độ gần đây, trong đó miêu tả Lục quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAGF) trong khu vực đang ở trong "tình thế khó khăn".
Nguồn tin của The Sunday Guardian đã phỏng vấn 10 nhân chứng cho biết một số lượng "đông đảo và không vũ trang" lính IAF, thay vì rút lui khi nhìn thấy số lượng lớn đối phương, đã nhặt lấy "vũ khí lạnh" của lính PLA và đã sử dụng theo đúng cách mà họ đã giết hại ít nhất là 20 lính và sĩ quan Ấn Độ tại chốt tuần tra 14.
Theo một quan chức Ấn Độ, một nhóm binh sĩ IAF đã bị bắt giữ sau khi truy đuổi lính PLA khỏi khu vực lấn chiếm sau khi biết tin sĩ quan chỉ huy, Đại tá IAF Santosh Babu thiệt mạng.
Lính Trung Quốc đã bị bất ngờ khi thấy cuộc phản công và phải rút chạy về khu vực họ kiểm soát. Họ tiếp tục bị truy đuổi trước khi những người này (lính Ấn Độ) bị bắt. Đây là một lý do khiến tinh thần chiến đấu của chúng tôi (IAF) tăng cao vào ngày 18/6.
Trong cuộc phỏng vấn các nhân chứng, tờ The Sunday Guardian cũng tiết lộ rằng lính Trung Quốc đã ở trong tình trạng sốc và sợ hãi sau khi IAF phản ứng bằng "lực lượng sẵn sàng chiến đấu" trước vụ việc được cho là hành động "bội phản" của Trung Quốc.
Trong hơn 60 giờ tiếp theo, những người lính Trung Quốc đã tỏ ra vô cùng lo lắng về một "đòn trừng phạt" có thể sẽ diễn ra bất kỳ lúc nào từ phía Ấn Độ và ở trong "tình trạng hoảng loạn".
Khi hết nước trong khi tuần tra tại Tây Tạng, binh sĩ Trung Quốc phải ăn lương khô với tuyết. Theo những người leo núi chuyên nghiệp, đây được đánh giá hành động nguy hiểm vì có thể khiến thân nhiệt hạ thấp, gây chết người (Nguồn: Twitter). |
Nếu Ấn Độ quyết "chơi lớn", quân Trung Quốc có khả năng sẽ thất bại?
PLA đang cho thấy họ nắm giữ đa phần các lợi thế quân sự trước, trong và sau chuỗi sự kiện đụng độ biên giới vừa qua.
Thực tế là họ ở các vị trí cao hơn đối phương (trên Cao nguyên Tây Tạng của Himalaya) cũng như có những "bước tiến lớn" để cải thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng địa phương so với Ấn Độ.
Mặc dù Ấn Độ đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 20 năm qua, thì so với nền kinh tế hiện tại của Trung Quốc, họ vẫn "chìm nghỉm trong cát bụi". Chi tiêu quân sự của Trung Quốc cũng áp đảo Ấn Độ, tức là gấp gần 4 lần (266 tỷ so với 71 tỷ USD).
Nhưng có lẽ điểm yếu của PLA nếu đụng độ quân sự diễn ra chính là Lục quân quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAGF).
Sau nhiều năm tập trung cho Không quân Trung Quốc (PLAAF) và Hải quân Trung Quốc (PLAN), Bắc Kinh đã để lại những "lỗ hổng" trong các lực lượng chiến đấu trên bộ.
Vì vậy, nếu phải đối mặt với một hành động quân sự quyết liệt và bất ngờ từ IAF để "đáp lễ" cuộc đụng độ chết người ở biên giới, người Trung Quốc nhiều khả năng sẽ thất bại.
Tuy nhiên, bất chấp điều gì đã có thể xảy ra vào cuối tuần trước, Bắc Kinh dường như đang đạt được "những gì họ mong muốn".
Theo tờ Times of India, hiện tình hình ở Thung lũng Galwan phía đông Ladakh được cho là "chưa rõ ràng".
Một số cáo buộc từ Ấn Độ cho rằng phía Trung Quốc đã xây dựng hàng chục công sự phòng thủ và hầm ngầm dài 8 km ở khu vực mà New Delhi tuyên bố là lãnh thổ dọc theo sông Pangong Tso từ tháng 5/2020.
PLA cũng đã triển khai ở một số cao điểm ở bờ bắc sông Pangong Tso để có thể bao quát khu vực và tận dụng thời gian giữa các cuộc đàm phán quân sự để tiến hành các hoạt động gần các chốt tuần tra 14, 15 và 17 tại các khu vực Thung lũng Galwan và suối nước nóng Gogra.
Xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-72 và T-90 của Quân đội Ấn Độ (IAF) di chuyển về hướng biên giới Trung Quốc hôm 17/6/2020. |
Theo Hoài Giang (Tổ Quốc)