Loại áo có tên bisht, là một trong những trang phục truyền thống của đàn ông trong thế giới Ả Rập vốn dành cho những người có địa vị cao. Nó thường được sử dụng trong đám cưới, lễ tốt nghiệp và các sự kiện lớn, và nó được sản xuất bởi công ty gia đình của Al-Salem.
Giá mỗi chiếc áo có giá từ 2.200 đến 3.000 USD. Chiếc áo này thường được may thủ công với những đường chỉ rất sắc nét, công đoạn may công phu. Một chiếc áo tinh xảo như thế này phải mất khá nhiều thời gian mới hoàn thành. Thậm chí những chiếc đắt nhất tốn tới 1 tuần. Vậy nên một xưởng sản xuất cũng chỉ có thể cho ra mắt tối đa 8-10 chiếc/ngày.
Nhưng theo đơn vị sản xuất thì chỉ một ngày sau trận chung kết, doanh số bán hàng của tất cả các xưởng đã tăng vọt lên 150, trong đó cả ba bản sao của bisht đều đã được bán hết. Lúc này, theo ông Al-Salem, công suất của xưởng đang là không đủ để đáp ứng nhu cầu đặt mua.
Al-Salem cho biết các quan chức FIFA đến thăm cửa hàng của ông và "muốn loại vải nhẹ nhất và trong suốt nhất". Bên cạnh đó là các fan cuồng khác. Số lượng người xếp hàng dài trước cửa hàng của ông đang khiến vị doanh nhân này bối rối.
Ông cho biết bên cạnh việc các công nhân không thể đẩy nhanh tối đa tiến độ, việc sản xuất áo bisht còn phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Đối với bisht của Messi , sợi vàng được nhập từ Đức và vải bông Najafi được nhập khẩu từ Nhật Bản. Các loại rẻ hơn sẽ có nguồn nguyên liệu phổ thông hơn, nhưng chắc chắn nó cũng không được sản xuất nhanh gọn. Do đó, Al Salem gần như không thể đáp ứng yêu cầu.
Dù sao, theo Carole Gomez, giáo sư xã hội học thể thao tại Đại học Lausanne của Thụy Sĩ thì cơn sốt mà chiếc áo bisht mang lại vẫn là một yếu tố quan trọng giúp Qatar khuếch trương hình ảnh. "Những bức ảnh này (Messi mặc áo bisht) được lan truyền rộng rãi, và nó đang tạo nên một hiệu ứng rất tích cực", bà nói.
Theo Đặng Lai (Tiền Phong)