Tại Bắc Kinh, Trung Quốc, một người đàn ông 93 tuổi qua đời, để lại 5 ngôi nhà tái định cư cho 1 người xa lạ thừa kế. Việc này đã khiến em gái của ông cụ rất bất bình, cho rằng hành động chia gia sản của anh trai là không tự nguyện nên đã khởi kiện người thừa kế tài sản ra tòa. Tuy nhiên, một chuyện xảy ra tại phiên tòa xét xẻ đã khiến người phụ nữ này vô cùng bẽ bàng.
Bản hợp đồng đặc biệt
Ông Ruan sinh năm 1930 ở Bắc Kinh. Trải qua nhiều sóng gió, mãi đến tuổi 40, ông cụ này mới ổn định cuộc sống. Tuy nhiên lúc này, vì đã quá tuổi thành gia lập thất nên ông Nguyễn chấp nhận cuộc sống cô đơn một mình. May mắn thay, ông cụ vẫn có một người hàng xóm tốt bụng là anh Liu để chia sẻ vui buồn.
Đến năm 2011, ông Ruan bấy giờ đã 81 tuổi. Để chuẩn bị cho tuổi già của mình, ông cụ đã nhờ đến ủy ban thôn để tìm sự giúp đỡ cho cuộc sống tương lai. Biết chuyện, anh Liu đã chủ động liên lạc với ủy ban thôn, đồng ý chăm sóc, hỗ trợ ông Ruan lúc tuổi cao sức yếu. Dưới sự chứng kiến của đại diện ủy ban thôn và người dân trong vùng, hai người đã ký "Thỏa thuận hỗ trợ và thừa kế" đặc biệt.
Nội dung của bản thỏa thuận nói rằng anh Liu sẽ chăm sóc ông Ruan từ thời điểm đó cho đến khi ông lão nhắm mắt xuôi tay. Ngay cả đám tang của ông cụ cũng một tay anh Liu lo liệu chu đáo. Đổi lại, toàn bộ tài sản của ông cụ này, bao gồm cả căn nhà đang ở đều được để lại cho anh Liu như một sự báo đáp. Cũng từ đó trở đi, anh Liu nhận trách nhiệm hỗ trợ ông Ruan về mọi mặt trong cuộc sống. Thậm chí, anh còn chuyển cả gia đình đến sống cùng nhà với ông cụ để tiện bề chăm sóc.
Vào tháng 8 năm 2017, vì ngôi nhà của ông Ruan nằm trong dự án phá dỡ nên ông đã được đền bù một khoản tiền mặt lớn. Tháng 3 năm 2023, ông Ruan đã dùng số tiền đó để mua 5 căn nhà tái định cư. Cùng năm đó, ông cụ cũng lại ký "Thỏa thuận hỗ trợ hợp pháp" với anh Liu, trong đó nêu rõ ông cụ đã tự nguyện hiến tặng toàn bộ 5 BĐS đứng tên ông và toàn bộ số tiền còn lại cho người bạn đồng hành của mình là anh Liu.
Tháng 10 cùng năm, ông Ruan mất. Khi anh Liu đang chuẩn bị làm thủ tục thừa kế tài sản theo thỏa thuận thì em gái của ông Ruan đột nhiên xuất hiện và ngăn cản. Người phụ nữ này cho rằng thỏa thuận trước đó của anh trai bà và người đàn ông này có vấn đề nên đã nhờ tòa án vào cuộc xử lý.
Ai đúng, ai sai?
Pháp luật Trung Quốc quy định, thỏa thuận thừa kế là hành vi pháp lý của hai bên, cần có sự đồng thuận của cả hai bên và là sự thể hiện chân thực ý định của cả hai bên. Đối với trường hợp này, thỏa thuận được ký giữa ông Ruan và anh Liu được pháp luật bảo vệ vì nó được thực hiện một cách tự nguyện và có sự chứng kiến của bên thứ 3 là đại diện ủy ban thôn và người dân trong vùng.
Do đó, nếu em gái của ông Ruan cho rằng thỏa thuận thừa kế này có vấn đề thì phải đưa ra được bằng chứng chứng minh. Tuy nhiên, người phụ nữ này gần như không đưa ra được bằng chứng nào để chứng minh cho lập luận của bản thân. Không những thế, một số hàng xóm của ông Ruan còn cho rằng em gái ông chưa từng hỏi han hay quan tâm ông cụ lúc còn sống. Chỉ đến khi ông cụ nhắm mắt xuôi tay mới tìm đến để tranh giành tài sản. Những lời nói này khiến em gái của ông Ruan vô cùng bẽ bàng và xấu hổ.
Sau quá trình điều tra sâu, vào ngày 22 tháng 3 năm 2024, Tòa án Bắc Kinh đã ra phán quyết cuối cùng về vụ án này. Theo đó, thẩm phán một lần nữa xác nhận rằng những thỏa thuận được ký kết giữa ông Ruan và anh Liu là hợp lệ và bác bỏ yêu cầu của phía nguyên đơn là em gái của ông cụ.
Theo Ánh Lê (Nguoiduatin.vn)