Bà Vanga từng nói: "Năm 2016: Châu Âu gần như sẽ không có người sinh sống". "Cho tới cuối năm 2016, châu Âu mà chúng ta biết sẽ "không tồn tại" khi toàn bộ cư dân tại lục địa này bị loại bỏ một cách có hệ thống. Để lại "lục địa" gần như trống không, đất hoang gần như không có bất cứ dấu hiệu của sự sống.
Rất nhiều người chịu đau khổ. Bất hạnh sẽ tràn đến từ khắp nơi, động chạm đến tất cả các dân tộc... Mọi người sẽ đi chân không, không giày dép, không quần áo, không nhiên liệu, không ánh sáng...Rồi sẽ đến thời buổi khổ nạn. Con người sẽ chia rẽ nhau theo đặc điểm tôn giáo...".
Dù không mấy người tin vào lời tiên tri của bà Vanga song người ta vẫn theo dõi thời cuộc để so sánh với những lời tiên tri của bà và người ta không thể làm ngơ khi những tiên đoán đó thành hiện thực tới 70%.
Bởi vậy, lời tiên đoán của bà Vanga về “năm 2016 châu Âu gần như không có người sinh sống” đang khiến người ta liên tưởng đến sự kiện Anh quyết định rời bỏ EU, bước khởi đầu cho sự tan rã của Lục địa già.
Nhà tiên tri Vanga đã có những tin đoán rợn người nhưng chính xác. |
Sau khi có kết quả trưng cầu dân ý ở Anh, Chủ tịch EU Donald Tusk tuyên bố EU quyết tâm duy trì khối thống nhất sau khi người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi liên minh, đồng thời cảnh báo về những phản ứng “quá khích” đối với diễn biến này.
Phát biểu với báo giới tại Brussels (Bỉ), ông Tusk nói: “Hôm nay, đại diện cho 27 nhà lãnh đạo (trong EU), tôi có thể nói rằng chúng tôi quyết tâm duy trì khối thống nhất 27 thành viên”. Ông nhấn mạnh: “Đó là một thời khắc lịch sử nhưng chắc chắn không phải là thời khắc cho những phản ứng quá khích”.
Ông Tusk nói: “Những năm qua là những năm tháng khó khăn nhất trong lịch sử Liên minh của chúng ta. Tuy vậy, tôi luôn luôn nhớ tới câu nói cha tôi thường nói với tôi: Những thứ không thể giết chết được con thì sẽ làm cho con mạnh mẽ hơn”.
Cùng ngày, Phủ Tổng thống Pháp thông báo Tổng thống nước này Francois Hollande đã điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel sau khi cử tri Anh bỏ phiếu rời khỏi EU. Cũng phản ứng trước sự kiện này, Ngoại trưởng Italy Paolo Gentiloni cho rằng xét về mặt chính trị, đó là thời khắc chúng ta không thể đứng yên và rằng quyết định của các cư tri Anh cần phải được cảnh tỉnh. Về phía Hà Lan, Thủ tướng Mark Rutte đã bày tỏ thất vọng trước việc người dân Anh bỏ phiếu rời khỏi EU, song theo ông, cần xem đó là sự khích lệ để thực hiện những cải cách của khối.
Lãnh đạo Mặt trận Dân tộc cực hữu của Pháp Marine Le Pen ngày 24.6 đã hoan nghênh quyết định của Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, đồng thời kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu tương tự ở Pháp.Bà Le Pen nói: "Chiến thắng của tự do! Như tôi đã yêu cầu trong nhiều năm, nay chúng ta phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tương tự ở Pháp và các quốc gia EU". Trong khi đó cùng ngày, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho rằng cuộc bỏ phiếu trên của Anh đã đánh dấu một ngày buồn đối với Anh và châu Âu
Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Nurettin Canikli ngày 24.6 cũng cho rằng việc phần lớn cử tri Anh ủng hộ rời khỏi EU đánh dấu sự bắt đầu tan rã của liên minh này.Trên trang mạng xã hội Twitter, Phó Thủ tướng Canikli viết: “Quá trình tan rã của EU đã bắt đầu. Anh là nước đầu tiên rời bỏ con tàu (EU) này”.Chiến dịch Brexit cùng với sự gia tăng quyền theo chủ nghĩa dân túy của châu Âu đã làm giảm hơn nữa hy vọng của Ankara về tiến trình gia nhập EU vốn bị trì hoãn hàng chục năm qua
Ngày 24.6, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho rằng cần thực hiện các nỗ lực nhằm ngăn chặn những nước khác rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Phát biểu này được đưa ra sau khi người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi EU - Brexit.Trả lời báo giới, ông Duda nói rằng “ai đó cần làm mọi thứ để ngăn chặn các nước khác rời khỏi (EU)”, đồng thời nhấn mạnh tới việc Vacsava muốn duy trì các mối quan hệ kinh tế và quốc phòng với Anh.Bên cạnh đó, ông Duda cũng tái khẳng định đang tiếp tục làm việc về những giải pháp mang tính pháp lý nhằm giúp hàng trăm nghìn công dân Ba Lan đang phải chịu gánh nặng vay thế chấp bằng đồng franc của Thụy Sĩ.
Theo H.A (Dân Việt)