Lời phàn nàn được đích thân Tổng tư lệnh Không quân Stuart Peach thuộc Bộ Quốc Phòng Anh cho biết, với những chiếc tàu ngầm tối tân hàng đầu thế giới, Hải quân Nga có thể dễ dàng nghe lén hoặc cắt cáp và điều này có thể gây ra hậu quả khủng khiếp với người Anh.
Tuyên bố này được Stuart Peach đưa ra khi phát biểu tại trước khán giả tại Viện Dịch vụ Hoàng gia Anh ở London, Anh vào ngày 14/12 rằng mối đe dọa của Hải quân Nga hiện đại hóa với tàu ngầm thông thường và tàu ngầm hạt nhân đang tạo ra "một nguy cơ mới đối với cuộc sống của chúng tôi".
Ngoài tàu mới và tàu ngầm, Nga tiếp tục hoàn thiện khả năng độc đáo và chiến tranh thông tin. Ông Peach, người sẽ từ bỏ nhiệm vụ của mình trong quân đội Anh vào năm tới để trở thành chủ tịch Uỷ ban Quân sự của NATO, cho biết, chúng ta phải tiếp tục phát triển lực lượng hàng hải của chúng ta với các đồng minh của chúng ta để phù hợp với hiện đại hóa của hạm đội Nga.
Theo nguồn tin này, không chỉ có người Anh, hiện nay Lầu Năm Góc lo ngại về sự hiện diện của tàu chiến và tàu ngầm của Liên bang Nga trong các vùng biển có cáp truyền thông đảm bảo điện thoại và kết nối Internet cho nước này và các đồng minh, theo Defense News.
Lầu Năm Góc lo ngại trong trường hợp gia tăng "căng thẳng và xung đột" giữa Mỹ và Nga, hệ thống tuyến cáp quang của Mỹ chạy ngầm dưới đáy biển sẽ bị Nga cắt đứt. Còn trong thời bình, Nga có thể đấu trộm vào đường cáp để "ăn cắp" thông tin.
Trong tình huống có chiến sự xảy ra, các tàu này của Nga có thể phá vỡ hoàn toàn liên lạc truyền thông, liên quan đến hoạt động của chính phủ, nền kinh tế và công dân không chỉ của Mỹ mà toàn bộ các nước phương Tây.
Đồng thời, Defense News cũng cho biết, chính phủ Mỹ đã điều động một lực lượng không xác định, bí mật theo dõi hoạt động của tàu ngầm và tàu chiến của Liên bang Nga tại khu vực đặt hệ thống cáp thông tin liên lạc.
Bộ quốc phòng Mỹ cho rằng, trong tình huống này họ sẽ nhanh chóng khôi phục lại kết nối nếu hệ thống cáp ngầm bị hư hỏng. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc không tiết lộ khu vực hoạt động của các tàu này và cũng thông thông báo chi tiết cụ thể về hoạt động của hải quân Nga mà họ theo dõi.
Hiện Nga có những tàu ngầm do thám hết sức bí ẩn, được cải tiến trên cơ sở những tàu ngầm hạt nhân không lồ, có độ lặn siêu sâu, ví dụ như Losharik, có tính năng tương tự như tàu ngầm do thám SSN-23 USS Jimmy Carter của Mỹ, được cải tiến trên cơ sở tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Seawolf.
Đây vốn là một tàu thuộc lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân Seawolf nhưng được nâng cấp triệt để cho nhiệm vụ trinh sát và nó được trang bị một số tàu ngầm mini điều khiển từ xa để đảm nhận các nhiệm vụ do thám, thu thập thông tin về đáy đại dương ở những khu vực sâu nhất.
Nhờ vào khả năng lặn sâu, những tàu ngầm do thám của Nga và Mỹ có thể thám sát địa hình khu vực đáy biển; đặt các thiết bị nghe lén, đấu nối, thu trộm thông tin từ cáp ngầm dưới đáy biển; phá hoại các thiết bị thông tin của đối phương. Thậm chí chúng có thể phóng các UAV lên thám sát mặt biển.
Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, ngày 11/8 vừa qua, tàu ngầm tên lửa chiến lược BS-64 Podmoskovye của Hải quân Nga đã rời khỏi khu vực ụ bảo dưỡng của Nhà máy đóng tàu Severodvinsk.
BS-64 Podmoskovye có tính năng tương đương một tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ IV, lớp DELTA IV (theo ký hiệu NATO), với thủy thủ đoàn 125 người trang bị 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa. Năm 1999, tàu ngầm này được đưa đi tu bổ để biến thành một tàu ngầm do thám.
Theo dự kiến, BS-64 sẽ trở thành tàu đảm nhận "nhiệm vụ đặc biệt" là tàu ngầm do thám, chuyên hoạt động với các trạm nghiên cứu hạt nhân ngầm và thu thập dữ liệu thăm dò, đảm nhiệm chức năng cơ sở cho các tàu và thiết bị không người lái dưới nước.
Theo Tuấn Vũ (Đất Việt)