Vụ việc xảy ra từ đêm khuya và chấm dứt vào 2 giờ sáng 3.6 (theo giờ địa phương). BSF đã thực hiện các cuộc tấn công nhằm trả thù và bắn phá bởi lượng lượng Pakistan ở Akhnoor và Kanachak, dẫn đến cái chết của hai binh sĩ Ấn Độ, 15 thường dân và một sĩ quan cảnh sát, Express đưa tin.
Nguồn tin nhận xét về hành động này, nói rằng: "Hành động trả thù chống lại Pakistan là cần thiết khi họ tiếp tục nhắm mục tiêu vào dân cư gần 31 ngôi làng trải rộng trên các khu vực Kanachak và Akhnoor, khiến người dân sống dọc biên giới vô cùng hoảng sợ." Tờ báo cũng nêu ra lo ngại, những cuộc tấn công và trả đũa tới tấp giữa hai bên có nguy cơ dẫn đến chiến tranh.
Đã có những báo cáo xác nhận rằng 10 trạm chốt của quân đội Pakistan đã bị phá hủy trong cuộc tấn công, và 5 binh sĩ Pakistan thiệt mạng.
Sau cuộc tấn công, phía Pakistan và BSF của Pakistan đã tổ chức một cuộc họp cấp Bộ chỉ huy kéo dài 40 phút. Cả hai bên đều tập trung vào việc duy trì hòa bình dọc theo LoC.
Tuyên bố chính thức của BSG được công bố sau cuộc họp cho biết: “Cuộc họp hôm nay có thể mang lại môi trường không có khói súng, đặc biệt là đối với người dân khu vực biên giới ở cả hai bên”.
Cả hai lực lượng cũng lưu ý đối thoại sẽ vẫn mở ở mọi cấp độ để xây dựng lòng tin giữa các phe đối lập. Tuy nhiên, cư dân sống dọc theo biên giới tranh chấp ở Jammu, Samba và Kathua bày tỏ nỗi sợ hãi và sự không tin tưởng của họ về những lời hứa hòa bình của Pakistan.
Kashmir Xung đột ở Kashmir xuất phát từ khi lục địa Ấn Độ bị chia cắt thành nước Ấn Độ ngày nay với dân đa số là người Hindu và Pakistan với đa số là dân Hồi giáo, năm 1947. Lúc đó, nhóm Hindu Maharaja không có lập trường đang nắm quyền lãnh đạo ở Kashmir. Họ chưa quyết định nên gia nhập Ấn Độ hay Pakistan. Khi các bộ lạc Hồi giáo tiến vào Kashmir, định chiếm khu vực này cho Pakistan, nhóm Maharaja mới đồng ý theo New Delhi. Vậy là, quân đội Ấn Độ đã triển khai lực lượng đến đây để bảo vệ vùng lãnh thổ này.
Ấn Độ đã hứa sẽ trưng cầu dân ý để người Kashmir tự quyết định số phận của mình: nhập vào Ấn Độ, theo Pakistan hoặc lập chính quyền độc lập. LHQ cũng đã ra các nghị quyết kêu gọi bầu cử. Nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra.
Bạo lực thường xuyên bùng nổ dọc theo biên giới giữa các khu vực kiểm soát của Ấn Độ và Pakistan và cả hai quốc gia cáo buộc tấn công lẫn nhau.
Ấn Độ duy trì gần 500.000 binh sĩ trong khu vực để ngăn chặn cuộc nổi dậy, và gần 70.000 người đã thiệt mạng trong bạo lực dọc theo biên giới Ấn Độ - Pakistan từ năm 1989.
Theo ước tính 80–90% quân đội Pakistan được bố trí ở khu vực biên giới giáp với Ấn Độ. Tuy nhiên, 15.000 quân đã được chuyển sang Thung lũng Swat để chống cuộc xâm nhập của Taliban.
Theo Duy Anh (Dân Việt)