Hãng tin “Interfax” dẫn nguồn tin từ đại diện ngành chế tạo máy bay Nga cho biết rằng, dự án Fifth Generation Fighter Aircraft (FGFA) của Nga-Ấn sẽ tiếp tục được thực hiện.
Chúng sẽ tạo ra loại chiếc máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm triển vọng trong tương lai.
Hãng tin này nói rằng, tiêm kích thế hệ thứ 5 Su-57 là tổ hợp hàng không “đỉnh cao về kỹ thuật” của tất cả những loại máy bay hiện có.
Sự xuất hiện của chúng thu hút sự quan tâm của quân đội Ấn Độ, chúng sẽ làm cơ sở để Nga-Ấn Độ tiếp tục phát triển xa hơn nữa của dự án FGFA.
Trước đó đầu năm 2018 xuất hiện thông tin cho rằng, Ấn Độ đã quyết định rút khỏi dự án chung tạo ra chiếc máy bay tiêm kích thế hệ mới này với Nga. Theo đó, nguyên nhân chính của Delhi khi rút khỏi dự án này là do phía Nga không muốn tiết lộ công nghệ của họ để áp dụng vào dự án này.
Về phía Nga, chuyên gia hàng đầu Mikhail Aleksandrov của Trung tâm nghiên cứu quân sự-chính trị Trường đại học quan hệ quốc tế Moscow cho rằng, Ấn Độ cần phải hiểu rằng họ không thể có được những công nghệ “đặc biệt” trong ngành chế tạo máy bay từ bất cứ quốc gia nào chứ không chỉ riêng Nga.
Hãng tin “Interfax” dẫn lời chuyên gia trong ngành chế tạo máy bay cho biết, tại thời điểm này Ấn Độ thực sự không tham gia vào dự án FGFA, tuy nhiên họ sẽ quay trở lại và tham gia phát triển giai đoạn cuối của dự án.
Dự án FGFA liên quan đến việc thiết kế và phát triển chung máy bay tiêm kích thế hệ mới sử dụng công nghệ “tàng hình”, vũ khí sẽ được bố trí trong thân và chúng mang đặc điểm của máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5.
Tại thời điểm này tất cả các công việc thiết kế tạo hình dạng của máy bay FGFA đã được hoàn thành.
Nói về dự án FGFA chuyên gia cho biết, chi phí của hợp đồng năm 2015 ước tính khoảng 11 tỷ USD, dự án này không chỉ liên quan đến sự nghiên cứu phát triển mà còn để sản xuất để trang bị cho cả hai nước.
Ấn Độ sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển và sản xuất cũng như đào tạo phi công để tiến hành thử nghiệm bay. Nếu dự án thành công, Delhi có kế hoạch mua hơn 200 máy bay mới nhất này.
Trong khi đó tờ Military Paritet của Nga cho rằng, Ấn Độ không hài lòng với khả năng tàng hình của FGFA khi chúng kém hơn chiếc F-22 và F-35.
Vì vậy họ muốn ngừng hợp tác. Tuy nhiên dự án FGFA có tiếp tục hay dừng lại, đó sẽ là quyết định chính trị.
Nguồn tin từ Ấn Độ cho biết rằng, các nhà lãnh đạo nước này sẽ nge báo cáo từ các nhà nghiên cứu, thiết kế sau đó họ sẽ quyết đinh. Tuy nhiên mối quan hợp tác tốt đẹp giữa hai nước này nhiều khả năng sẽ thúc đẩy dự án tiếp tục, mặc dù thực tế cho thấy đây là một dự án rất tốn kém.
Chương trình FGFA được khởi động vào năm 2007, các nhà thầu chính là công ty “Sukhoi” của Nga và Hindustan Aeronautics Ltd của Ấn Độ. Hai quốc gia đã nhất trí về việc tạo ra chiếc máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm dựa trên cơ sở PAK FA, hiện nay là Su-57.
Theo Nguyễn Giang (Đất Việt)