Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới của Nga cho biết, Ấn Độ đã đề xuất hiện đại hóa 5 tàu hộ vệ săn ngầm dự án 159A/AE cho Hải quân Việt Nam.
Tàu săn ngầm lớp Petya của Hải quân Việt Nam. |
Theo nguồn tin trên, hiện nay các chiến hạm của Việt Nam thuộc các dự án trên được trang bị trạm thủy ấm MG-311. Công ty “Bharat Electronics Limited” đề xuất thay thế MG-311 bằng trạm thủy âm tích hợp trên tàu HMS-X2 – phiên bản xuất khẩu của trạm HMS-X.
Trạm thủy âm này thích hợp với các chiến hạm cỡ nhỏ. Trên thực tế, nó đã được lắp đặt trên các tàu hộ tống lớp Aung Zeya của Hải quân Myanmar.
Hệ thống HMS-X2 gồm giao diện điều khiển, khối cung cấp điện, khối khuếch đại công suất, thiết bị ngoại vi, khối xử lý thông tin và anten hình trụ thích ứng với trạm thủy âm của chiến hạm. Hệ thống HMS-X2 bảo đảm khả năng tự động theo dõi một vài mục tiêu ngầm, có khả năng làm việc ở tần số thấp hoặc trung bình.
Hệ thống pháo Ak-726 và cụm 5 ống phóng ngư lôi chống ngầm cỡ 400mm.. |
Các phụ tùng này được tháo rỡ từ các chiến hạm cùng lớp của Hải quân Ấn Độ mà nước này mua của Liên Xô trong giai đoạn cuối những năm 1960 – đầu những năm 1970. Các chiến hạm này phục vụ trong biên chế của Hải quân Ấn Độ đến năm 2003 và sau đó được thay thế bằng các tàu hộ vệ săn ngầm lớp “Kamorta” (dự án 28).
Được biết, vào những năm 1980, Việt Nam đã nhận viện trợ từ Liên Xô 5 tàu hộ vệ săn ngầm dự án 159 (NATO định danh là Petya) có lượng giãn nước trên 1.000 tấn. Trong số này có 3 chiếc mang số hiệu SKR-141, SKR-130, SKR-135 (Việt Nam gọi lại là HQ-13, HQ-15 và HQ-17) thuộc dự án 159A (Petya-II). Và 2 chiếc còn lại mang số hiệu SKR-82, SKR-96 (Việt Nam gọi lại là HQ-9 và HQ-11) thuộc dự án 159AE (Petya-III).
Ảnh minh họa. |
Trong khi tàu Petya-II được trang bị 2 cụm phóng PTA-40-159 (mỗi cụm 5 ống phóng dùng ngư lôi SET-40UE 400mm), thì tàu Petya-III lại có 1 cụm phóng TTA-53-57 bis với 3 ống phóng ngư lôi SET-53M.
Theo Nguyễn Hoàng (Nguoiduatin.vn)