1. Lâu đài Swallow’s Nest: "Minh chứng tình yêu" nằm trên mỏm đất nhô ra biển
Swallow’s Nest Castle là một lâu đài mang phong cách Gothic được xây dựng cách mặt biển của Biển Đen 40m. Lâu đài này thuộc quyền sở hữu của một quý tộc người Đức, tên là Baron von Steingel. Nó được xây dựng vào năm 1912 trên mỏm đất nhô ra biển tại Gaspra, một thị trấn nhỏ (nay thuộc Nga).
Theo sự tích ghi chép lại thì ông đi qua mảnh đất này trong tuần trăng mật và quyết định sẽ xây dựng một lâu đài để tặng người vợ mới cưới của mình. Lâu đài được xây dựng chắc chắn để chống lại các yếu tố thiên nhiên như mưa bão, sói mòn hay thậm chí là một trận động đất vào năm 1927. Ngày nay, lâu đài được trùng tu và trở thành một địa điểm yêu thích dành cho khách du lịch.
2. Lâu đài Boldt: Công trình chưa hoàn thành, người vợ yêu của chủ nhân đã qua đời
Lâu đài Boldt, nằm trên Đảo Trái tim ở ngoại ô New York (Mỹ), được George C. Boldt, một chủ khách sạn giàu có xây dựng vào năm 1900. Ông đã xây dựng lâu đài này như một minh chứng cho tình yêu vĩ đại của ông dành cho vợ ông, Louise.
Tiếc rằng chỉ bốn năm sau khi khởi công, Louise đột ngột qua đời. Đau khổ vì mất đi người vợ yêu, Boldt bỏ ngang việc xây dựng và không bao giờ quay trở lại đảo.
Phải đến tận năm 1977 khi cơ quan phụ trách cầu đảo Mỹ mua lại và tiến hành trùng tu thì lâu đài Boldt mới được hoàn tất và nơi đây trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng ở New York.
3. Taj Mahal: "Kiệt tác nên được cả thế giới chiêm ngưỡng"
Trong thời gian 30 năm trị vì Ấn Độ, Hoàng đế Shah Jahan đã lấy nhiều người đẹp làm vợ. Tuy nhiên không ai trong số họ được ông yêu mến như người vợ thứ ba, Arjumand Banu Begum hay Mumtāz Mahal, vị vương phi thường được ông đùa là "báu vật của cung điện."
Khi bà mất vào năm 1631, Jahan đã tập hợp một nhóm kiến trúc sư để xây dựng Taj Mahal nhằm khẳng định tình yêu của mình với Mahal. Khu phức hợp chính được hoàn thành vào năm 1648, các tòa nhà và khu vườn xung quanh được hoàn thành 5 năm sau đó.
Hoàng đế không tiếc chi phí cho công trình mang tính biểu tượng của tình yêu này: Hơn 20.000 nhà điêu khắc, nhà thư pháp, và thợ thủ công đã được đưa đến thành phố Agra để tạo ra những kiệt tác điêu khắc bằng đá cẩm thạch. Công cuộc xây dựng cần hơn 1000 con voi để chở vật liệu cùng hàng trăm nghìn người góp công. Việc xây dựng Taj Mahal đã làm suy yếu vương triều của Shah Jahan sau đó.
Taj Mahal được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Môgôn, một phong cách tổng hợp các yếu tố của Kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo. Nó được liệt vào danh sách các Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1983 và được miêu tả là một "kiệt tác nên được cả thế giới chiêm ngưỡng".
4. Xây lâu đài Kellie để chiều lòng người vợ yêu đang mang thai đứa con đầu lòng
Tòa lâu đài ở Batu Gajah, Malaysia, được nhà thiết kế William Kellie Smith dành tặng cho vợ ông, Agnes. Cặp đôi này kết hôn vào đầu những năm 1900 tại Scotland và sau đó chuyển đến Malaysia, nơi William sở hữu một đồn điền nhỏ.
Dân làng kể lại rằng, Agnes đã không hài lòng với ngôi nhà gỗ nhỏ của họ. Để làm vui lòng người vợ đang mang thai đứa con đầu của mình, William quyết định dựng lên một lâu đài trên đỉnh đồi làm tổ ấm mới cho gia đình.
Khi ông bất ngờ qua đời vào năm 1926, kế hoạch xây dựng đã dừng lại và lâu đài Kellie bị bỏ hoang. Chính phủ Malaisia đã có những nỗ lực để phục chế lâu đài theo ý tưởng ban đầu của William. Hiện nay, lâu đài Kellie là tài sản thuộc về chính phủ Malaysia.
5. Lâu đài Petit Trianon: Biểu tượng của hai chuyện tình đẹp như mơ
Được tìm thấy trên cơ sở của Versailles, Petit Trianon mang phong cách kiến trúc giống với Grand Trianon, một trong những địa danh tinh tế nhất của cung điện Pháp. Từ Petit trong tiếng Pháp có nghĩa là nhỏ bé.
Được dựng lên theo lệnh của Vua Louis XV, tòa lâu đài lộng lẫy này phải mất sáu năm để xây dựng. Ban đầu, công trình được xem là món quà dành cho người tình lâu năm của vua Louis, nhà sản xuất rượu vang Madame de Pompadour, tuy nhiên Pompadour mất vào năm 1664 - chỉ 2 năm sau khi tòa lâu đài được khởi công.
Vào năm 1675, người kế vị Louis XV, Louis XVI, đã tặng Petit Trianon cho vợ mình là hoàng hậu Marie Antoinette. Muốn có không gian riêng và tránh xa chốn hoàng cung vốn cứng nhắc giáo điều, Marie đã sử dụng tòa nhà làm nơi ở chính của mình, đồng thời thiết kế lại nhiều chỗ để phù hợp với sở thích cá nhân của bản thân.
Theo Giang Spiderum (Helino)