Kim Joon-hyup gần đây đã có buổi hẹn hò đầu tiên sau ba năm. Nhưng chàng sinh viên 24 tuổi thực sự không có nhu cầu tìm bạn gái, anh chỉ đang hoàn thành bài tập tại khóa học hẹn hò ở trường đại học.
Từ việc chọn đối tác phù hợp đến đối phó với những cuộc chia tay, khóa học "Giới tính và Văn hóa" tại Đại học Sejong ở Seoul đã dạy cho sinh viên những khía cạnh khác nhau của hẹn hò, tình yêu và tình dục.
Lớp học đặc biệt nổi tiếng với nhiệm vụ hẹn hò, trong đó sinh viên được ghép đôi với các đối tác ngẫu nhiên để hẹn hò kéo dài bốn giờ.
Người hướng dẫn Bae Jeong-weon cho biết: "Có một số lượng khá lớn sinh viên đến trải nghiệm hẹn hò. Có những sinh viên chưa bao giờ hẹn hò trước đây, và có một số người muốn tạo cơ hội bằng cách hẹn hò như thế này."
Trong một nghiên cứu toàn cầu do tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ) thực hiện năm 2000, 11% người Hàn Quốc cho biết họ không có đời sống tình dục. Con số này tăng hơn gấp 3 lần kể từ đó.
Theo giới tính, phụ nữ có tỷ lệ không quan hệ tình dục cao hơn (43%), trong khi 29% nam giới nói không với sex.
Đáng chú ý là 42% nam thanh niên trong độ tuổi 19-29 không quan hệ tình dục trong năm qua. Tỷ lệ này là cao nhất trong tất cả nhóm tuổi ở nam giới, thậm chí cao hơn so với đàn ông khoảng 60 tuổi (39%). 24% trong số này nói rằng họ lựa chọn như vậy vì không thể tìm được đối tác.
Khi được hỏi lý do, 24% phụ nữ nói rằng họ không có hứng thú. Ở nam giới, lý do hàng đầu được 15% đưa ra là không thể tìm được bạn tình dù họ rất muốn quan hệ tình dục, nói thẳng ra, nguyên nhân cốt lõi dẫn đến việc quá nhiều đàn ông Hàn Quốc "ngủ chay" suốt 1 năm qua là do tự ti vào bản thân, ngại tiếp xúc với người khác giới dẫn đến bị ế nặng nề, ế toàn tập.
15% khác cho biết lựa chọn của họ dựa trên sự tự nguyện, cũng là một cách nói "màu mè" cho việc ế khi mà đi tán gái nhưng bị từ chối, trong khi 21% buộc phải “kiêng cữ” chủ yếu do vấn đề tài chính hoặc sức khỏe.
Kim Joon-hyup, sinh viên trường Sejong, là một chàng trai tham công tiếc việc. Ngoài việc theo học đại học toàn thời gian, vào mỗi buổi tối các ngày trong tuần, anh ấy đến một trường học cách nhà 30 phút để học thiết kế trò chơi điện tử.
"Tôi không có nhiều thời gian," Kim nói. "Ngay cả khi tôi gặp ai đó, tôi cũng cảm thấy tiếc vì không có thời gian đầu tư vào người đó."
Lee Young-seob, 26 tuổi, mới tốt nghiệp, lo ngại rằng việc hẹn hò sẽ khiến anh mất tập trung trong quá trình tìm kiếm việc làm. "Sự nghiệp là điều quan trọng nhất trong cuộc đời tôi, nhưng nếu tôi hẹn hò với ai đó khi đang tìm việc, tôi sẽ lo lắng và không thể cam kết mối quan hệ", anh nói.
Có 32.000 trường hợp bạo lực tình dục được báo cáo cho cảnh sát trong năm 2017, so với 16.000 trường hợp năm 2008, theo số liệu của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia.
Trong số này, bạo lực do bạn tình gây ra đã tăng mạnh. Từ năm 2016 đến 2018, số trường hợp một người bị bạn tình hoặc hẹn hò hành hung đã tăng từ 9.000 lên gần 19.000.
Sinh viên đại học Lee Ji-su, 21 tuổi, cho biết cô không muốn hẹn hò khi một người bạn bị bạn trai hành hung sau khi ngỏ lời chia tay. Lee cho biết người bạn đã rất hoảng sợ vì người đàn ông này liên tục xuất hiện ở nhà cô ngay cả khi mối quan hệ của họ kết thúc.
Lee nói: "Sau khi chứng kiến bạn mình trải qua những lần bạo hành như vậy, tôi nhận ra rằng mình phải cẩn thận hơn trong việc lựa chọn đối tác hẹn hò của mình, nhưng không dễ để tìm được những người đàn ông đáng tin cậy. "Điều đó khiến tôi tự hỏi liệu hẹn hò có quan trọng đến mức đó trong cuộc sống của tôi hay không nếu tôi phải dành quá nhiều thời gian để tìm kiếm những người đàn ông mà tôi có thể tin tưởng."
Theo Đức 2 Xích (Pháp Luật & Bạn Đọc)