2000 con cá mập "chết tập thể" trôi dạt vào bờ: Khoa học tìm ra nguyên nhân đáng sợ

06/10/2017 15:50:00

Giới khoa học nhận định, số lượng cá mập báo (Leopard shark) chết thực sự còn nhiều hơn con số 2.000.

Giới khoa học nhận định, số lượng cá mập báo (Leopard shark) chết thực sự còn nhiều hơn con số 2.000.

2000 con cá mập

Chỉ trong vài tháng qua (từ tháng Hai đến tháng Bảy năm 2017), người dân sống gần khu vực Vịnh San Francisco (bang California, Mỹ) chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng: Hơn 2000 con cá mập báo chết la liệt rồi trôi dạt vào bờ.

Không chỉ có cá mập báo, hàng loạt các sinh vật biển khác như cá đuối, cá vược, cá chim lớn và loài cá mập Mustelus cũng chết một cách bí ẩn, bị sóng đánh dạt vào bờ.

Cái chết của hàng nghìn sinh vật biển quý khiến nhiều người lo lắng về môi trường biển tại đây. Giới khoa học bắt tay ngày vào giải mã nguyên nhân.

2000 con cá mập chết tập thể trôi dạt vào bờ: Khoa học tìm ra nguyên nhân đáng sợ - Ảnh 1.

Cá mập báo bị ký sinh trùng ăn não. Ảnh minh họa: Grahamowengallery.com

Theo Tiến sĩ Mark Okihiro, môt nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Sinh vật biển và động vật hoang dã California (Mỹ) cho biết, "kẻ giết người thầm lặng", gây nên cái chết của hàng nghìn sinh vật biển, chính là loại ký sinh trùng có tên Miamiensis avidus.

Giới khoa học ví loại ký sinh trùng đơn bào, siêu nhỏ này là "zombie". Loài này theo dòng nước xâm nhập vào mũi rồi ăn não bộ một cách từ từ của các loài động vật biển.

2000 con cá mập chết tập thể trôi dạt vào bờ: Khoa học tìm ra nguyên nhân đáng sợ - Ảnh 2.

Ký sinh trùng ăn não Miamiensis avidus. Ảnh: Dailymail

Sau khi khám nghiệm xác của hàng loạt cá mập báo và các loài khác trôi dạt vào bờ, Tiến sĩ Mark Okihiro nhận thấy não bộ của các loài này bị khuyết rõ ràng. Sau đó, ông phát hiện loại ký sinh trùng ăn não động vật này.

Đối với loài cá mập, vì quá trình loài ký sinh ăn não này diễn ra chậm chạp nên ban đầu, biểu hiện của việc bị ký sinh trùng xâm nhập hầu như không có. Nhưng dần về sau, cá mập sẽ có các biểu hiện kỳ lạ như bơi lòng vòng nhiều lần hoặc bị mất đi khả năng định hướng. Khi não bộ bị "ăn sạch", nó sẽ chết và bị sóng đánh dạt vào bờ.

2000 con cá mập chết tập thể trôi dạt vào bờ: Khoa học tìm ra nguyên nhân đáng sợ - Ảnh 3.

Các nhà khoa học tìm hiểu nguyên nhân đằng sau cái chết của 2.000 cá mập báo. Ảnh: The Marine Mammal Center

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Mark Okihiro, số lượng cá mập báo chết vì nhiễm ký sinh trùng ăn não có thể còn lớn hơn con số 2000 con trôi dạt vào bờ. Theo ông, có nhiều xác cá mập chìm xuống biển mà không trôi dạt vào bờ.

Nhà sinh vật học biển, Tiến sĩ Andrew Nosal, thuộc trường Đại học California, San Diego cho biết, cái chết hàng loạt của cá mập báo ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái biển.

Hiện, các nhà khoa học đang tìm cách giải cứu loài cá mập này và nhiều sinh vật khác trước sự tấn công của ký sinh trùng đáng sợ này.

Cá mập báo (tên gọi khác là Cá mập hoa, tên tiếng Anh là Leopard shark, danh pháp khoa học là Galeocerdo cuvier) có kích thước trung bình dài 3,2 mét, nặng đến 900 kg.

Trên cơ thể lúc nhỏ của cá mập báo xuất hiện các sọc vằn hoặc vết đốm giống như con báo hoặc con hổ, đó là lý do chúng có tên gọi như vậy. Tuy nhiên, các vết này sẽ mất khi chúng trưởng thành.

Trong đại dương, cá mập báo là một trong những loài săn mồi nguy hiểm. Cùng với cá mập bò mắt trắng (Bull shark) thì cá mập báo là 2 loài cá mập tấn công người nhiều nhất đại dương.

Sách Đỏ xếp cá mập báo vào hạng mục: Loài sắp bị đe dọa.

Khám phá cá mập báo ở bờ biển La Jolla, California, Mỹ. Video: Trystan Snodgrass?/Youtube

Theo Trang Ly (Soha/Trí Thức Trẻ)