1.400 ngày trước "giờ G": NASA tung 'át chủ bài' quyết định vận mệnh vĩ đại năm 2024

24/09/2020 08:46:04

Đối với NASA, sự ủng hộ thiết thực của chính phủ Mỹ là điều tiên quyết để cơ quan này thực hiện Chương trình Artemis.

Trong lịch sử nhân loại tính cho đến nay, chỉ có 12 người đặt chân lên Mặt Trăng, tất cả đều là người Mỹ, đều là phi hành gia NASA. Các sứ mệnh này đều diễn ra trong thế kỷ 20 vào những năm từ 1969 đến 1972, do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thực hiện trong khuôn khổ Chương trình Apollo.

Bước sang thế kỷ 21, dưới lời hiệu triệu "Quyết tâm đưa NASA vĩ đại trở lại" của Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng khoản chi tiêu ngân sách dành cho NASA lớn nhất trong lịch sử các đời ông chủ Nhà Trắng, NASA bắt tay vào chương trình tái đổ bộ Mặt Trăng mới có tên Chương trình Artemis (Artemis là tên nữ thần Hy Lạp, chị em song sinh của thần Apollo). 

Năm tài khóa 2020, Tổng thống Mỹ kêu gọi Quốc hội Mỹ tăng ngân sách chi tiêu cho NASA lên con số 22,6 tỷ USD. Đứng trước tính khẩn thiết của sứ mệnh, NASA đang mong muốn con số ngân sách trong một năm từ nay đến năm 2025 phải vươn lên con số 28 tỷ USD.

Bởi trước đó, quyết tâm và ngân sách của Tổng thống khiến NASA cấp thiết chuẩn bị những kế hoạch rút ngắn lộ trình từ 8 năm xuống còn 4 năm nhằm giữ vững ngôi vị dẫn dầu trên Mặt Trăng, trước những thành tựu không thể phủ định từ Trung Quốc khi nước này đưa tàu đổ bộ thành công xuống nửa tối của Mặt Trăng hồi tháng 1/2019.

1.400 ngày trước "giờ G": NASA tung 'át chủ bài' quyết định vận mệnh vĩ đại năm 2024
NASA chỉ còn 4 năm để chứng minh quyết tâm của mình. 

Chỉ còn khoảng gần 4 năm (hơn 1.400 ngày) nữa - khoảng thời gian không hề dễ dàng đối với NASA để thể hiện nỗ lực và quyết tâm đưa người tái đổ bộ Mặt Trăng. Để làm được điều đó, Giám đốc NASA Jim Bridenstine nhắc đến vai trò tiên quyết của con số 28 tỷ USD kinh phí cho Artemis Program đang xin Quốc hội Mỹ phê chuẩn cho đến năm tài chính 2025 rằng:

"28 tỷ USD là khoản kinh phí cần thiết cho chương trình Mặt Trăng Artemis. Với sự ủng hộ của lưỡng đảng từ Quốc hội, việc tái đưa người đổ bộ Mặt Trăng trong thế kỷ 21 nằm trong tầm tay của Mỹ. Trong những tháng gần đây, NASA liên tục củng cố, điều chỉnh các kế hoạch khám phá của mình để điều chỉnh ngân sách cũng như nền tảng của mình. 

Nếu nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ chính phủ và người dân, nước Mỹ sẽ quay trở lại Mặt Trăng dù là với mục đích khoa học hay kinh tế. Một khi chúng ta tạo lập sự hiện diện bền vững trên thiên thể này, chúng ta sẽ có cơ sở để hướng tới những bước đi đầu tiên của con người trên Hành tinh Đỏ (sao Hỏa)".

Người đứng đầu NASA cung cấp bản chi tiêu ngân sách dành cho Artermis Program rất rõ ràng NẾU số tiền 28 tỷ USD được "rót" vào quỹ của cơ quan này. Cụ thể:

- 16,2 tỷ đầu tư cho hệ thống hạ cánh xuống Mặt Trăng ban đầu của con người, bao gồm phát triển, thử nghiệm và phóng các tàu đổ bộ Mặt Trăng mới.

- 7,6 tỷ USD dành cho phát triển hệ thống tên tửa đẩy có tên Hệ thống Phóng Không gian (SLS) tiên tiến của Mỹ.

- 1,9 tỷ đô la dành cho Chương trình khám phá và thám hiểm Mặt trăng, được mô tả là một thành phần quan trọng trong Chiến lược thăm dò của NASA, bao gồm việc "thiết lập các hợp đồng thương mại cho các dịch vụ vận chuyển đổ bộ lên Mặt Trăng".

- 1,2 tỷ USD dành cho các công nghệ thăm dò phía Nam cực của Mặt Trăng (địa điểm đổ bộ theo kế hoạch).

- 552 triệu USD dùng cho các phương tiện di chuyển trên bề mặt Mặt Trăng. Theo NASA, các phi hành gia sẽ sống và làm việc bên ngoài tàu đổ bộ trong 6,5 ngày.

- 518 triệu USD được đầu tư cho 2 bộ đồ của phi hành gia (1 nam, 1 nữ) thực hiện sứ mệnh đổ bộ.

1.400 ngày trước "giờ G": NASA tung 'át chủ bài' quyết định vận mệnh vĩ đại năm 2024 - 1
Trạm vũ trụ Gateway ở quỹ đạo Mặt Trăng. Nguồn: NASA
1.400 ngày trước "giờ G": NASA tung 'át chủ bài' quyết định vận mệnh vĩ đại năm 2024 - 2
Tàu đổ bộ Mặt Trăng. Nguồn: NASA
1.400 ngày trước "giờ G": NASA tung 'át chủ bài' quyết định vận mệnh vĩ đại năm 2024 - 3
Bộ đồ phi hành gia cải cách của NASA dành cho các phi hành gia đổ bộ Mặt Trăng năm 2024. Nguồn: NASA

Jim Bridenstine viết trong phần giới thiệu kế hoạch: "Khoản ngân sách mà chúng tôi cần là nhằm đạt được mọi thứ đã đề ra trong kế hoạch này. Bao gồm:..."

- Giai đoạn 1 năm 2021: NASA khởi động Artemis 1, nhằm thử nghiệm hệ thống tên lửa đẩy SLS và tàu vũ trụ Orion.

- Giai đoạn 2 năm 2022: Thực hiện sứ mệnh Artemis 2 - sứ mệnh tiền đồn trước khi đổ bộ Mặt Trăng, đưa phi hành gia kết nối trạm vũ trụ Gateway tại vùng quỹ đạo Mặt Trăng. Gateway đóng vai trò là ngôi nhà ngoài không gian của phi hành gia để sinh sống, làm việc, nghiên cứu Mặt Trăng kỹ lưỡng hơn.

- Giai đoạn 3 năm 2024: Triển khai sứ mệnh Artemis 3, chính thức đưa người (2 phi hành gia) tái đổ bộ Mặt Trăng tại cực Nam vệ tinh này.

1.400 ngày trước "giờ G": NASA tung 'át chủ bài' quyết định vận mệnh vĩ đại năm 2024 - 4
Đổ bộ Mặt Trăng, sau đó khám phá sao Hỏa là hành trình của Mỹ đặt ra cho NASA. Nguồn: Financial Times

Sau năm 2024, xây dựng căn cứ vĩnh viễn trên Mặt Trăng, tạo bàn đạp để khám phá không gian sâu.

Theo kế hoạch, sau khi đổ bộ Mặt Trăng, NASA sẽ thực hiện 4 sứ mệnh chính: (1) Tìm và sử dụng nước (dạng băng) cũng như tài nguyên quan trọng khác trên Mặt Trăng cần thiết cho các sứ mệnh thăm dò dài hạn; (2) Giải mã những bí ẩn trên Mặt Trăng, từ đó tìm hiểu thêm về Trái Đất và vũ trụ; (3) Tìm hiểu cách sống và sinh hoạt trên bề mặt của một thiên thể khác; (4) Kiểm chứng công nghệ Trái Đất trước khi thực hiện sứ mệnh đổ bộ sao Hỏa.

Chi tiết đáng sợ trong vụ nổ tên lửa kinh hoàng tại Mỹ: Đầu đạn hạt nhân 9 megaton 'bỗng nhiên mất tích'! Cảnh báo năm 2024: Địa cầu nhuốm gam màu xám với loạt thảm họa không thể tránh khỏi?

Sau khi hai phi hành gia của con tàu Apollo 11 là Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên Mặt Trăng vào ngày 20/7/1969, chỉ có 10 người nữa, tất cả là người Mỹ, đã đi bộ trên bề mặt Mặt Trăng. Phi hành gia cuối cùng của NASA đặt chân lên Mặt Trăng là Chỉ huy sứ mệnh Apollo 17 Gene Cernan vào ngày 14/12/1972.

Trong diễn biến liên quan, Smithsonianmag bình luận rằng, trong lúc đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp tại Mỹ, thì việc chính phủ nước này muốn khám phá các vì sao thì họ phải khiến người dân Mỹ tin rằng họ có thể làm được điều đó. Nghĩa là các sứ mệnh không gian đó khả thi.

Rất lâu trước khi các nhà khoa học và kỹ sư có thể gửi các phi hành gia vào không gian, họ phải thuyết phục công chúng - và các quan chức chính phủ sẽ tài trợ cho những bước đi đầu tiên này - rằng sứ mệnh khó khăn ấy hoàn toàn có thể thực hiện được. 

Piers Bizony, một nhà báo người Anh và là tác giả của cuốn sách "The Art of NASA" cho biết: "Bạn không thể chỉ nói 'Chúng tôi sẽ chế tạo tên lửa' và yêu cầu mọi người tin vào điều đó - bạn thực sự phải chỉ cho họ cách thức để hiện thực hóa (thành công) điều đó".

Theo Trang Ly (Soha)

 

Nổi bật