Kể từ cuộc đảo chính năm 2014, lần đầu tiên Chính quyền Thái Lan phải gặp áp lực với một cuộc biểu tình có quy mô lớn đến như vậy. Mục đích chính của cuộc biểu tình lần này là người dân Thái muốn phản đối chính quyền hiện tại và muốn có sự thay đổi.
Nòng cốt của cuộc tập hợp này là lực lượng sinh viên đông đảo, nhưng người muốn chấm dứt chế đổ quân chủ chuyên chế ở Thái Lan. Đây là điều từng được cấm kỵ khi bàn tán ở đất nước này.
Đồng thời, người dân cũng kêu gọi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, đưa ra hiến pháp mới và chấm dứt việc gây khó dễ cho các nhà hoạt động đối lập của sinh viên.
Các sinh viên đã dẫn đầu những cuộc biểu tình gần như hàng ngày trong tháng qua, nhưng cuộc biểu tình hôm Chủ nhật đã thu hút một lượng lớn người dân hơn ở Thái Lan, quốc gia thường xuyên phải đối mặt với các cuộc biểu tình trong thập kỷ qua.
“Chúng tôi muốn có một cuộc bầu cử mới và một quốc hội mới từ người dân. Cuối cùng, ước mơ của chúng tôi là có một chế độ quân chủ thực sự theo hiến pháp,” nhà hoạt động sinh viên Patsalawalee Tanakitwiboonpo, chia sẻ.
Những người đứng đầu phong trào Người tự do và cảnh sát Thái Lan cho biết có khoảng 10.000 người đã tham gia cuộc biểu tình lần này. Và Chính phủ Thái Lan bắt buộc phải lên tiếng. Traisulee Traisoranakul, một nữ phát ngôn viên của Chính phủ, đã trả lời truyền thông nước này:
“Thủ tướng gửi mối quan tâm của mình tới các quan chức và những người biểu tình để tránh bạo lực không đáng có xảy ra. Ông cũng đã ra lệnh cho nội các thực hiện các bước để xây dựng sự hiểu biết giữa các thế hệ và mong muốn một cuộc dàn xếp thỏa đáng hơn".
Trong khi đó, Cung điện Hoàng gia Thái Lan hiện chưa có bất cứ phản hồi nào về vấn đề này.
Trọng Nguyễn (Nguoiduatin.vn)