Bí ẩn cuộc đời Hoàng Phi Hồng: Chết không đủ tiền mua quan tài

10/11/2015 14:03:00

Là một nhân vật nổi tiếng khắp Trung Quốc song cho đến lúc chết, Hoàng Phi Hồng thậm chí còn không có đủ tiền mua một chiếc quan tài cho mình.

Là một nhân vật nổi tiếng khắp Trung Quốc song cho đến lúc chết, Hoàng Phi Hồng thậm chí còn không có đủ tiền mua một chiếc quan tài cho mình.

Cụ Hoàng Đạt Sinh năm nay 77 tuổi và là truyền nhân đời thứ ba của Hoàng Phi Hồng. Ông từng giữ chức phó chủ tịch hiệp hội võ thuật Quảng Đông, Trung Quốc.
 

Cụ Hoàng Đạt Sinh - đệ tử đời thứ 3 của Hoàng Phi Hồng.

 
“Nhiều người biết rằng Hoàng Phi Hồng khi về già, lâm bệnh và qua đời tại Tây Quan (Quảng Châu, Trung Quốc). Điều đáng tiếc là đến giờ, người ta vẫn chưa tìm ra mộ của ông.

Các huynh đệ trong và ngoài nước đã giao cho tôi việc tìm mộ cụ nhưng đến nay, tôi vẫn chưa hoàn thành trọng trách đó”, Hoàng Đạt Sinh chia sẻ.

Hoàng Phi Hồng lúc sinh thời lẫy lừng khắp bốn phương nhưng đến khi về già, gia cảnh lại vô cùng đìu hưu, nghèo khổ. Ông sống trong cảnh loạn lạc cuối nhà Thanh và giai đoạn đầu của thời kỳ Dân quốc.

Là Nhất đại tông sư của giới võ lâm vùng Lĩnh Nam, Hoàng Phi Hồng đồng thời cũng là một danh y có tấm lòng nhân đức, cứu giúp người hoạn nạn.

Tháng 10/1924, tổng trưởng thương đoàn Quảng Châu là Trần Liêm Bá được đế quốc Anh hỗ trợ, thừa lúc Tôn Trung Sơn bắc phạt, đã phát động bạo loạn vũ trang ở Quảng Châu, cả dải Quan Tây chìm trong khói lửa.

Bảo Chi Lâm mà Hoàng Phi Hồng khổ tâm cả đời gầy dựng bỗng chốc trở thành đống tro tàn. Trước cảnh tượng đó, ông suy sụp nặng, uất ức thành bệnh mà qua đời vào ngày 17/4/1925, thọ 77 tuổi.

Khi đó gia đình ông nghèo đến mức không có đủ tiền mua một cỗ quan tài. Các đệ tử nghe tin, liền góp tiền mua quan tài cho sư phụ.

Các sư phụ của Hoàng Đạt Sinh kể lại rằng Hoàng Phi Hồng được an táng tại núi Tượng Cương, phố Lưu Hoa, Nghĩa Trủng. Tuy nhiên cho đến nay, toàn bộ khu đó đã “chuyển mình” thành nhà cao tầng.

90 năm đã thay đổi rất nhiều, khiến nguyện vọng tìm được mộ tổ Hoàng Phi Hồng của các đệ tử trở nên mong manh, khó trở thành hiện thực.
 

Chân dung Hoàng Phi Hồng.

 
Tiết lộ chuyện đời, truyện phim của Hoàng Phi Hồng

Cho đến nay, đã có hàng trăm bộ phim làm về Hoàng Phi Hồng thu hút được sự chú ý của khán giả trong và ngoài Trung Quốc. Thực ra, một số nội dung trên phim có nhiều chi tiết hư cấu so với thực tế.

Nhưng tại sao câu chuyện về nhân vật này lại trở lên phổ biến đến vậy?

Cụ Hoàng Đạt Sinh cho hay, đó là kết quả của một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của các đồ đệ Hoàng Phi Hồng như Lâm Thế Vinh, Lưu Trạm, Quan Đức Hưng…

Trong những bộ phim nói về nhân vật võ trứ danh cuối đời Thanh này, có một người phụ nữ tên Thập Tam Nương. Theo cụ Hoàng Đạt Sinh, đây chính là hình tượng người vợ cuối cùng của Hoàng Phi Hồng.

Tên thật của bà là Mạc Quế Lan, từng bán thuốc tại Bảo Chi Lâm.

Mặc dù Hoàng Phi Hồng nổi tiếng với võ thuật, múa lân, bốc thuốc nhưng con cháu ông ít người nối nghiệp cha, đặc biệt là nghiệp võ thuật.

Nguyên nhân là bởi, người con trai giỏi võ nhất của Hoàng Phi Hồng bị kẻ xấu hãm hại. Kể từ đó, ông không bao giờ cho các con mình học võ nữa.

Trong số các đệ tử của Hoàng Phi Hồng, Lâm Thế Vinh là giỏi võ bậc nhất, từng dạy võ trong quân đội Trung Quốc. Ông từng giành giải nhất trong cuộc thi võ thuật mở rộng tại Quảng Châu.

Năm 1921, khi Lâm đến biểu diễn quyên góp cho cô nhi viện Quảng Châu, ông đã được Tôn Trung Sơn với danh nghĩa Tổng thống biểu dương và tặng huy chương làm bằng bạc.

Sau đó, Lâm Thế Vinh di dân sang Hồng Kong, kiếm sống bằng nghề dạy võ và xuất bản sách dạy võ thuật.

Sau khi Lâm Thế Vinh đi, truyền nhân của ông ở Quảng Châu tiếp tục thu nhận đồ đệ. Hoàng Đạt Sinh lúc nhỏ được cha cho theo học võ của Ngô Thiếu Tuyền – một đệ tử của Lâm Thế Vinh.

Nhiều người cho rằng từ lâu Quảng Châu đã không còn truyền nhân của Hoàng Phi Hồng nhưng chỉ khi Lâm Đạt Sinh đánh được thế võ tuyệt kỹ của sư tổ, ông mới được đệ tử khắp nơi thừa nhận.
 

Cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng Phi Hồng đã được chuyển thể thành nhiều bộ phim truyền hình ăn khách.

 
Võ đàn Quảng Châu thời xưa

Hoàng Đạt Sinh 18 tuổi đã bắt đầu dạy võ. Vào những năm 50 ông mở trung tâm võ thuật trên đường Đại Đức, Quảng Châu, sau là ủy viên phó chủ tịch Hiệp hội võ thuật Quảng Châu, chủ nhiệm Ủy ban trọng tài.

Vào thời dân quốc, cảng Tây Đề - cảng được mệnh danh là “bến Thượng Hải” của Quảng Châu là chợ đầu mối rau quả và cá. Đây cũng là nơi làm ăn quy tụ của mọi loại người.

Phòng thân hay tranh địa bàn là những hoạt động không thể không dùng vũ lực. Vì thế nên một vòng quanh cảng đều là các võ đường, phong trào tập võ lên cao.

Theo lời cụ Hoàng Đạt Sinh, vị trí khách sạn Đại Đông Á trên đường Trường Đề chính là nơi náo nhiệt nhất Quảng Châu lúc bấy giờ. Ở đó có một sân khấu chuyên diễn tạp kỹ, ảo thuật, kịch.

Ngoài việc mãi võ, biểu diễn kiếm tiền, các sư phụ luyện võ thời đó còn kiêm nhiệm cả công tác tuần tra, bảo vệ an ninh.

Ngày nay, truyền nhân của Hoàng Phi Hồng rộng khắp thiên hạ. Cụ Hoàng Đạt Sinh chia sẻ, sở dĩ cụ lựa chọn lưu lại Tây Quan, Bảo Chi Lâm khi xưa là để tiếp tục truyền lại những tuyệt học võ thuật khi xưa của Hồng Quyền cho con cháu đời sau.
 
>> Cuộc đời bĩ cực của ngôi sao võ thuật trên cơ Thành Long
>> Cao thủ võ thuật khiến Lý Liên Kiệt, Ngô Kinh phải kính nể

Theo Nguyễn Nhung (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)

Nổi bật