Mặc dù có người em giàu có, nổi tiếng nhưng cuộc đời của hai anh trai Thành Long lại không mấy khấm khá như nhiều người tưởng.
Nếu ai là fan hâm mộ của Thành Long có lẽ đều biết rằng anh có một đoạn quá khứ không nhiều may mắn như mọi người. Có một thời gian dài người ta gọi Thành Long là "đứa con lưu lạc".
Năm 2003, Thành Long cho ra mắt một bộ phim tài liệu về gia đình mình mà chỉ mới vài năm trước anh mới biết rõ sự thật về lai lịch của bản thân.
Sau nhiều năm hoài nghi về thân thế của mình, đến năm 1999, khi mẹ Thành Long lâm bệnh nặng qua đời, cha ông là Charles Trần Cơ Bình mới nói hết sự thật.
Ông Trần vốn là đặc vụ của Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch phải trốn sang Hong Kong năm 1949 khi cách mạng Trung Quốc (TQ) thắng lợi.
Trước khi nên duyên với mẹ Thành Long thì ông đã có một đời vợ và có hai con trai. Mẹ của Thành Long là bà Phương Lợi Lợi từng làm việc ở một sòng bạc Thượng Hải cũng đã từng có một đời chồng và 2 con gái riêng trước khi nên duyên với ông Trần.
Cha Thành Long chụp cùng vợ chồng con trai cả - Phòng Sĩ Thắng. |
Khi trốn sang Hong Kong, ông Trần phải phải đổi thành họ Phòng để đảm bảo an toàn và mang tên mới là Phòng Đạo Long. Thành Long mang họ Phòng tuy còn có tên Trần Cảng Sinh (ngụ ý Trần sinh ra ở Hương Cảng) do cha mẹ anh đặt để giữ một kỷ niệm.
Sau khi bộ phim ra mắt, đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của người hâm mộ. Hầu hết mọi người đều mừng cho Thành Long vì sau cùng ông đã tìm được thân thế thực sự của bản thân.
Cũng từ đó, người ta mới biết đến việc Thành Long đang còn 2 anh trai và 2 chị gái mặc dù chỉ là cùng cha khác mẹ và cùng mẹ khác cha.
Phòng Sĩ Đức chụp ảnh cùng cha. |
Trong khi hai người chị cùng mẹ khác cha đang sinh sống tại Canberra thì có vẻ hai người anh cùng cha khác mẹ ở Trung Quốc lại không mấy khấm khá.
Được biết hai anh trai của Thành Long có tên là Phòng Sĩ Thắng, Phòng Sĩ Đức. Mặc dù được cha tiết lộ thông tin nhưng Thành Long chưa bao giờ có ý định gặp hai anh.
Chính Thành Long trong một lần trả lời phỏng vấn anh cũng cho rằng anh cần thời gian để có thể tìm hiểu thêm và từ từ quen dần với sự thực này.
"Hy vọng đến khi chết được gặp em trai thêm một lần nữa"
Vào thời điểm cha của Thành Long qua đời, hai người anh đã gọi điện và đề nghị chôn ông ở quê nhà nhưng Thành Long từ chối. Thậm chí đến đám ma và mộ của cha, Thành Long cũng không cho hai anh trai của mình được thăm viếng.
Hai anh trai không được chôn cất hay thăm viếng mộ cha mà chỉ có thể giữ hình ảnh làm kỉ niệm.Quá đau lòng về hành động của em trai, hai người anh đã từng đến đài truyền hình địa phương để chia sẻ câu chuyện gia đình.
Không được dự đám tang và chôn viếng cha nên anh trai Thành Long chỉ có thể in ảnh và thờ vọng. |
Trước áp lực của dư luận, Thành Long phải "ghé qua" Sơn Đông để nhận tổ quy tông, đó là lần đầu tiên cũng là duy nhất nam diễn viên đến thăm người nhà.Từ đó đến nay, Thàn Long chưa bao giờ về lại quê thăm người nhà.
Thành Long trong lần trở về nhận tổ tông. |
Khác với Thành Long, cuộc sống của Phòng Sĩ Thắng và Phòng Sĩ Đức vô cùng vất vả, hai người hay nói về em trai nổi tiếng của mình và mong ước được gặp lại dù chỉ một lần.
Tuy bị em trai đối xử khá tệ bạc, nhưng hai anh của Thành Long đều luôn nói về em mình với niềm tự hào và hãnh diện. Một người hàng xóm của họ cho biết: "Họ còn nói hy vọng đến khi chết được gặp em trai thêm một lần nữa. Khi chúng tôi trách Thành Long vô tình, họ đều bênh vực và nói công việc của ông ấy quá bận rộn".
Cuộc sống vất vả của anh trai Thành Long. |
Theo D.Lục (Trí Thức Trẻ)