Trang điểm giúp phái đẹp tự tin hơn về diện mạo của bản thân. Nhưng hãy tưởng tượng một ngày bạn quen với việc không trang điểm và nhìn ngắm mặt mộc của mình trong gương, lúc đó, não bộ sẽ có phản ứng gì?
Não bộ nghĩ gì khi bạn trang điểm hàng ngày?
Nhà trị liệu tâm lý toàn diện Jennifer Pepper (đồng thời là Tiến sĩ Tâm lý trị liệu hôn nhân và gia đình) cho biết: "Khi chúng ta trang điểm, chúng ta đang gửi một thông điệp đến tiềm thức của mình rằng chúng ta có những khuyết điểm và những khuyết điểm đó phải được che đậy hoặc giấu kín.
Về cơ bản, Pepper giải thích, chúng ta hạnh phúc hơn với sự thay đổi ngoại hình của mình và đồng cảm mạnh mẽ với nó vì nó ảnh hưởng đến cảm giác bên trong của chúng ta. Khi tôi nhìn thấy khuôn mặt không trang điểm của mình, tôi đã phản ứng theo bản năng và nghĩ rằng “Đó không phải là tôi” bởi vì ý tưởng từ não bộ về vẻ ngoài quá gắn liền với phiên bản “đã được chỉnh sửa và làm đẹp”.
Nhưng cũng có những thói quen gắn liền với trang điểm, hai nhà trị liệu Meaghan Rice và Talkspace nói: "Đối với nhiều người trong chúng ta, thói quen trang điểm giúp chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Nếu thói quen của chúng ta là trang điểm, thì việc ngừng lại có thể khiến chúng ta cảm thấy mất cân bằng một chút. Những sự mất cân bằng nhỏ có thể tích tụ và khiến chúng ta cảm thấy thiếu tự tin về bản thân."
Theo nghĩa này, đó không chỉ là phản ứng của não bộ đối với hình ảnh bản thân mà còn là sự phá vỡ khuôn mẫu.
Vậy điều gì xảy ra khi bạn ngừng trang điểm?
Theo Meaghan Rice, nếu bạn đã phá vỡ những thói quen thì bộ não sẽ nhận ra ngay khi bạn bỏ qua chúng. Nhưng cũng giống như việc bạn quen trang điểm, bạn cũng có thể hình thành thói quen không trang điểm, “Chúng ta càng làm điều gì đó nhiều thì cảm giác sẽ càng quen thuộc hơn và khi đó chúng ta có thể học cách tách biệt nó khỏi ý kiến của người khác”. Điều này giải thích tại sao hành vi không trang điểm không diễn ra chỉ sau một đêm mà phải mất thời gian để hình thành thành thói quen.
Nhưng cũng cần thời gian để não bộ điều chỉnh lại hình ảnh mới về bản thân bạn. Khi bạn chọn không trang điểm hoặc thỉnh thoảng trang điểm – chẳng hạn như để trò chuyện qua video – bạn sẽ bắt đầu hiểu mối quan hệ của mình với việc trang điểm rõ ràng hơn. Khi bạn nhận thức rõ hơn về vai trò của trang điểm trong cuộc sống của mình, bạn có thể giúp bộ não điều chỉnh hình ảnh bản thân.
Nhà tâm lý học lâm sàng Daniel Sher thừa nhận rằng quy luật cơ bản của tâm lý học hành vi là bạn càng thường xuyên tiếp xúc với điều gì đó khiến bạn khó chịu thì điều đó càng trở nên thoải mái hơn. Một nghiên cứu năm 2016 được trình bày tại Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ đã yêu cầu phụ nữ nhìn mình trong gương hằng ngày trong hai tuần mà không trang điểm. Theo thời gian, họ trở nên tự tin hơn và thoải mái hơn. Nhưng Sher tin rằng có một yếu tố quan trọng hơn chính là sự lặp lại.
Lợi ích hiển nhiên cho làn da
Giám đốc mảng chăm sóc sắc đẹp Jenny Jin cho rằng trang điểm không hẳn là có hại cho làn da của chúng ta. Nhưng việc cho làn da của bạn nghỉ ngơi nhiều hơn chắc chắn không gây hại gì. Điều đó có thể giúp làn da của bạn thông thoáng hơn bằng cách cho lỗ chân lông của bạn được “thở” và cũng có thể giúp bạn xác định xem làn da của bạn thực sự cần gì – có thể nếu không có kem nền và kem che khuyết điểm, bạn sẽ thấy da mình không khô ráp hay nhờn rít như bạn nghĩ. Nhưng quan trọng nhất, nó sẽ giúp bạn biết được những ưu điểm của khuôn mặt của mình, bởi vì vẻ đẹp thực sự nằm trong mắt người ngắm nhìn bạn.
Theo Xuân Thư (Tạp Chí Phái Đẹp Elle)