Có thể thấy, nhẫn cưới chính là kỷ vật cho một tình yêu thiêng liêng đi đến cái kết hạnh phúc nhất. Là đại diện cho một tình yêu vĩnh hằng trong ngày quan trọng của bất kỳ một cặp đôi nào.
Khi chiếc nhẫn cưới được lồng vào ngón tay nó sẽ là biểu tượng của sự ràng buộc giữa hai con người bền lâu và vĩnh cửu. Phải chăng điều đó thật sự đã chứng minh được sự hợp nhất giữa hai cá thể ngay từ khoảnh khắc chúng ta ra đời.
Chiếc nhẫn cưới còn là biểu tượng gửi tới mọi người một thông điệp không thể nhầm lẫn vào đâu được về tình trạng hôn nhân của bạn. Chiếc nhẫn cưới thường được thiết kế đơn giản nhưng rất tinh tế và không bao giờ bị lỗi mốt qua thời gian.
Đối với g người Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn cưới được gắn với một thế siêu nhiên, đó là một vòng tròn không có điểm kết thúc như một tình yêu bất diệt. Về sau này người Hy Lạp quan niệm, người con gái chấp nhận chiếc nhẫn cưới cũng có nghĩa là cô gái đó đã bị trói buộc về mặt tinh thần lẫn luật pháp, và từ đó không còn được tự do nữa.
Nhưng cho đến sau này, người con gái chấp nhận chiếc nhẫn cưới như một phần sính lễ của đám cưới, một sự ràng buộc với nhau và có trách nhiệm với nhau cùng sự chứng kiến của đôi bên gia đình, họ hàng.
Xã hội dần phát triển, tư duy con người cũng phát triển hơn và những phong tục cổ xưa cũng dần đổi thay. Ngày nay, không chỉ có cô dâu mới đeo nhẫn cưới mà cả cô dâu và chủ rể đều đeo để thể hiện tình trạng hôn nhân của mình cũng như nhắc nhở bản thân về trách nhiệm với gia đình, khẳng định sự gắn bó với nhau mãi mãi.
Khi nói đến việc chọn nhẫn cưới cho nam giới, việc chọn chiều rộng là bước đầu tiên. Mặc dù nhẫn có nhiều chiều rộng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là 3 kích cỡ: Bản mỏng 4mm, bản vừa 6mm, bản rộng 8mm.
Chiều rộng chiếc nhẫn:
Theo số đo với đa số đàn ông ở Việt Nam, thì hầu hết nam giới sẽ chọn mua sản phẩm có chiều rộng ít nhất là 8 mm. Nam giới có ngón tay dài hơn hoặc to hơn sẽ cảm thấy thoải mái với ngón tay 8 mm, trong khi những người có ngón tay ngắn và mảnh hơn lại thích 6 mm.
Chất liệu nhẫn cưới:
Bạn có thể chọn sản phẩm có cùng chất liệu với người bạn đời của mình để tạo thành một cặp. Nếu không, bạn có thể chọn kim loại khác mà vẫn có thể hài hòa với vợ bằng màu sắc, chữ khắc hay kiểu dáng nhẫn. Vì chiếc nhẫn sẽ ở trên tay bạn liên tục, nên bạn sẽ không muốn nó gây khó chịu, gây ra dị ứng hoặc mất hình dạng khi vô tình va vào vật cứng.
Chất liệu vàng
Nhẫn cưới bằng vàng nguyên chất thường mềm, dễ mất hình dạng và đắt. Hầu hết các nhẫn vàng chất lượng cao là 18 karat.
– Ưu điểm: Cổ điển và truyền thống cho đám cưới, không dễ bị xỉn màu.
– Nhược điểm: Nhẫn cưới bằng vàng nguyên chất đắt tiền, có thể dễ dàng bị mất hình dạng.
Chất liệu bạch kim
Bạch kim là kim loại quý hiếm, đặc và có giá trị hơn vàng. Ngoài sự hiếm có, bạch kim còn là lựa chọn tuyệt vời cho nhẫn cưới của nam giới vì nó chắc chắn và bền bỉ mà chất vàng không có được.
– Ưu điểm: Bền và chắc chắn, không gây dị ứng cho da nhạy cảm
– Nhược điểm: Đắt, có thể nặng.
Chất liệu titan
Titan là một kim loại bền nhưng nhẹ. Nhẫn cưới titan sẽ nặng bằng khoảng ⅕ nhẫn bạch kim. Nếu bạn mới đeo nhẫn hoặc lo lắng về cảm giác đeo nặng, thì chất liệu titan là một lựa chọn hợp lý.
– Ưu điểm: Nhẹ, rất chắc chắn, có khả năng chống uốn cong
– Nhược điểm: Có thể đắt tiền, khó thay đổi kích thước
Chất liệu bạc
Hầu hết bạc dùng làm nhẫn cưới cho nam giới là bạc 925 hoặc bạc sterling. Không giống như bạc nguyên chất mềm, việc bổ sung thêm đồng làm cho bạc sterling trở nên cứng, dai và là sự lựa chọn tuyệt vời để làm nhẫn cưới.
– Ưu điểm: Sự lựa chọn cổ điển, chắc chắn, rẻ hơn vàng
– Nhược điểm: Dễ bị xỉn màu, có thể uốn cong và trầy xước khi đeo hàng ngày
Chất liệu vonfram
Bên cạnh kim cương, vonfram là vật liệu bền nhất trên trái đất. Vonfram cũng có khả năng chống trầy xước cực cao và giá cả phải chăng. Nhẫn cưới bằng vonfram sẽ không bị biến dạng.
– Ưu điểm: Không gây dị ứng, cực kỳ chắc chắn và chống trầy xước
– Nhược điểm: Khó thay đổi kích thước, chịu va đập mạnh có thể bị gãy (không uốn cong được)
Đảm bảo kích thước phù hợp
Cho dù bạn đang tìm kiếm một chiếc nhẫn cưới đơn giản hay cầu kỳ, yếu tố quan trọng nhất là sự vừa vặn.
Chiếc nhẫn có thể di chuyển trên ngón tay là chưa đủ để khẳng định nó có kích thước vừa vặn với bạn. Nếu quá lớn, nó có thể trượt ra khi bạn rửa tay. Nếu quá nhỏ, sản phẩm có thể gây bó hoặc gây hại cho quá trình lưu thông máu.
Để tìm kích thước phù hợp, bạn hãy đo vòng ngón tay đeo nhẫn trước khi chọn mua. Để có độ chính xác cao hơn, hãy đo ngón tay khi bạn không quá lạnh hoặc quá nóng. Nhiệt gây sưng và lạnh khiến ngón tay bạn nhỏ hơn bình thường.
Ngoài ra, hãy nhớ đo vào cuối ngày khi ngón tay của bạn có thể sẽ lớn nhất. Vào buổi sáng, bạn sẽ thấy ngón tay của mình nhỏ hơn.
QT (SHTT)