Khi mà thời đại công nghệ số lên ngôi, Internet, smartphone, livestream trở nên gần gũi với mỗi cá nhân thì lại sinh ra những tệ nạn đi kèm. Dạo gần đây, trên Facebook tràn ngập các link spam dưới mỗi bài đăng, những link này sẽ dẫn đến các hội nhóm "show hàng 18+" trên Zalo.
Sau khi thử nhấp vào link và tải ứng dụng về máy, các bạn sẽ bị bất ngờ bởi những màn khoe da thịt nude đến 100%, những hình ảnh livestream nhạy cảm được xen lẫn với cờ bạc, cá độ online.
Q*live hoạt động như thế nào?
Hiện tại, ứng dụng đang câu kéo thêm người dùng bằng cách đi spam link khắp các group, bài đăng... trên Facebook, sau đó dẫn link về một nhóm chat trên Zalo và tung ra các bài đăng cùng hình ảnh mời chào để kích thích người dùng.
Q*live có thể tải về trên cả 2 hệ điều hành là Android và iOS. Với Android thì dễ hơn, nhưng đối với iOS vẫn chưa vượt qua được vòng kiểm tra của Apple nên chỉ mới là bản Beta (chỉ là bản test và vẫn chưa chính thức có mặt trên kho ứng dụng).
Sau khi đã tải được ứng dụng về, bạn sẽ nhận được thông báo nộp tiền, nhưng bình thường thì sẽ tắt nó đi và có thể lựa chọn tài khoản muốn xem live.
Tuy nhiên, đừng vội mừng, khi bạn xem live liên tục trong vài phút sẽ xuất hiện noti yêu cầu bạn nạp tiền hoặc tắt live, nếu bạn bỏ qua thì vẫn có thể "xem chùa" thêm một xíu nữa nhưng số tiền sẽ dần được tăng lên khiến bạn phải nạp tiền.
Tiền sẽ được quy đổi 1.000 đồng = 1 xu, cách thanh toán trên nền tảng này, bạn có thể chuyển khoản ngân hàng, chuyển tiền qua các ví điện tử Momo, Zalo Pay... và còn có cả quét QR Code siêu tiện. Thậm chí tổ chức làm ra ứng dụng này còn "chuyên nghiệp hoá" đến mức mỗi lần thanh toán hệ thống sẽ "nhảy" ra tên một người nhận khác nhau. Bạn sẽ phải chuyển khoản trước, và sau khi chuyển khoản thành công thì 5 phút sau xu sẽ được trả về.
Một ổ tệ nạn cờ bạc, cá độ, mại dâm online
Dưới những lời mời chào của các cô gái, không chỉ mua quà tặng mà cứ mỗi phút một lần sẽ có bầu cua, tài xỉu được tung ra cho bạn tham gia cá cược. Chơi cũng được, khônng chơi cũng được, nhưng bạn vẫn sẽ mất tiền mới có thể xem live, mua quà cho các cô gái.
Tuy nhiên, thường thì các người chơi đã nạp tiền sẽ tham gia các game bầu cua, tài xỉu mỗi phút/lần dưới lời mời gọi của các cô gái "chơi với em", "chơi cùng em", "theo em là ăn thôi"... Số tiền bỏ ra chắc chắn không hề nhỏ mỗi ngày khi mà dạo một vòng nghe các em "chém gió", "bán thịt" ra tiền thì cái mức "anh nạp có mỗi 1 triệu thì thấm vào đâu".
Không chỉ bỏ tiền ra chơi game mà nhiều người tham gia vào live này là để ngắm gái, bỏ tiền ra để cởi cái này, gỡ cái kia... đồi truỵ không thể tả được, chẳng khác gì một động sex online.
Cờ bạc, cá độ... núp bóng game online
Và có lẽ, núp bóng dưới những livestream xác thịt kia chính là những trò cờ bạc, cá độ online. Khi mà chũng có hằn một tab riêng với ti tỉ trò chơi đỏ đen như Tiến Lên, Xóc Đĩa...
Cá cược bài bạc online đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ lâu và vấn đề nhức nhối của nhiều người khi mà khó có thể quản lý những ứng dụng núp bóng game online, game giải trí, nơi trò chuyện trực tuyến này.
Khi mà muốn tham gia các "game giải trí" này bạn phải giải ngân, có tiền thì mới có thể tham gia được, và khi mà tận tay tận mắt chơi còn chưa rõ có "bạc bịp" hay không chứ nói gì chơi online.
Tạm kết
Không nói đâu xa, mới đây nam cầu thủ Công Vinh cũng đã phải lên tiếng đính chính phản hồi dư luận khi quảng cáo một ứng dụng xem bóng đá trực tuyến online nhưng ẩn trong đó lại là cá cược bóng đá.
Những hành vi đánh bạc, cá cược online vẫn vi phạm pháp luật, có chế tài xử lý theo quy định và đây còn là hành vi truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ.
Theo Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015; Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội đánh bạc:
Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."
Điểm b, khoản 2, điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HD hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự:
"b) Trường hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì người đánh bạc phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó;"
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được quy định, hướng dẫn tại Điều 326 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);
b) Sách in, báo in có số lượng từ 50 đơn vị đến 100 đơn vị;
c) Ảnh bản giấy có số lượng từ 100 ảnh đến 200 ảnh;
d) Phổ biến cho 10 người đến 20 người;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);
c) Sách in, báo in có số lượng từ 51 đơn vị đến 100 đơn vị;
d) Ảnh bản giấy có số lượng từ 201 ảnh đến 500 ảnh;
đ) Phổ biến cho 21 người đến 100 người;
e) Đối với người dưới 18 tuổi;
g) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;
b) Sách in, báo in có số lượng 101 đơn vị trở lên;
c) Ảnh bản giấy có số lượng 501 ảnh trở lên;
d) Phổ biến cho 101 người trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo Hạnh Koy (Pháp Luật & Bạn Đọc)